Nguyên chủ tịch HĐND TP.HCM Phạm Chánh Trực cho rằng, T.Ư xem TP.HCM không khác ǵ các tỉnh thành khác, trong khi TP đóng góp 30% ngân sách quốc gia.
Các cán bộ cao cấp nghỉ hưu trên địa bàn TP đánh giá đề án mô h́nh chính quyền đô thị TP.HCM đi sát thực tế một thành phố “đang mặc chiếc áo quá chật”.
Tại hội nghị lấy ư kiến cán bộ cao cấp nghỉ hưu trên địa bàn TP về đề án mô h́nh chính quyền đô thị TP.HCM (ngày 17/8), đa số các đại biểu nh́n nhận đề án TP đưa ra rất công phu, có tính đột phá và đi sát thực tế một thành phố “đang mặc chiếc áo quá chật”. Tuy nhiên, để được T.Ư “thông suốt”, TP cần làm rơ và hoàn chỉnh các điểm bất cập trong đề án.
Thẩm quyền của TP.HCM không đủ mạnh
Nguyên chủ tịch HĐND TP.HCM Phạm Chánh Trực cho rằng, đề án cần xác định rơ hơn nữa lư do cần thiết phải chuyển đổi mô h́nh chính quyền thành phố hiện nay sang mô h́nh chính quyền đô thị. Với góc nh́n này, ông đă đưa ra 5 lư do cơ bản, trong đó nhấn mạnh đến việc phân cấp mạnh cho TP.HCM.
Theo ông Trực, thực tế hiện nay T.Ư xem quản lư TP.HCM không khác ǵ quản lư một tỉnh bất kỳ trong cả nước, kể cả một tỉnh có dân số nhỏ bé rất nhiều lần so với TP.HCM.
“Nhiều tỉnh GDP đạt rất thấp, không nộp ngân sách cho nhà nước, trong khi TP.HCM nộp 30% tổng ngân sách quốc gia… Điều này rất bất hợp lư và gây ra nhiều khó khăn trong điều hành thực tế của TP”, ông Trực lư giải.
Chính v́ thế mà quyền hạn trách nhiệm và lợi ích người dân của TP.HCM cũng bị hạn chế theo tính chất b́nh quân cả nước như về tổ chức biên chế, tài chính ngân sách, vốn đầu tư của T.Ư trên địa bàn...
Đồng t́nh với quan điểm này, nguyên Phó chủ tịch HĐND TP Trương Văn Đa nh́n nhận, điểm vướng mắc lớn nhất hiện nay là thẩm quyền của TP.HCM không đủ mạnh, bị g̣ bó trong cái khung chung của cả nước.
Tỉnh có 3-4 triệu dân, dân trí chưa phát triển, tỉnh thuần nông… cũng giống đô thị đặc biệt với gần 10 triệu dân như TP.HCM.
“Vừa qua Bộ Chính trị, Chính phủ có ban hành một số nghị quyết cho phép TP.HCM triển khai thí điểm mô h́nh chính quyền đô thị nhưng những văn bản đó cũng chỉ là chữa cháy t́nh thế. Vấn đề đặt ra là với vị trí như TP.HCM th́ thẩm quyền chính quyền địa phương này được xác định ra sao, thể hiện như thế nào trong Hiến pháp và luật Tổ chức chính quyền địa phương”, ông Đa băn khoăn.
Nêu ra những điểm “nghẽn” này, các đại biểu cho hay, TP.HCM rất cần mô h́nh chính quyền đô thị để phát triển cho xứng tầm của thành phố. Họ mong muốn, đă đến lúc Chính phủ cho TP.HCM thí điểm đề án mô h́nh chính quyền đô thị trong thực tế.
Vấn đề cán bộ
Một nội dung quan trọng mà nhiều cán bộ cao cấp đă nghỉ hưu trên địa bàn TP.HCM đề cập đến là vấn đề công tác cán bộ trong mô h́nh chính quyền đô thị. Theo họ, cán bộ trong mô h́nh chính quyền đô thị phải có tâm, có tầm và dám nghĩ dám làm.
Nguyên chủ tịch UBND TP Vơ Viết Thanh khẳng định dẫu mô h́nh có hay thế nào chăng nữa, có đẹp đẽ đến đâu mà không có những cán bộ có tâm huyết, có tài th́ cũng không làm được ǵ.
“Cán bộ viên chức mà hành dân th́ khổ cho dân quá. Phải nghiên cứu rất sâu về vấn đề cán bộ. Chủ tịch phường, xă cần phải chọn lựa thật kỹ, hạn chế chạy chức chạy quyền, lơ là trong công việc, cán bộ v́ cái ghê”, ông Thanh đề nghị.
Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xă hội của QH Nguyễn Thị Hoài Thu đặt câu hỏi, TP đă chuẩn bị đội ngũ cán bộ đúng chuẩn cả về tŕnh độ, năng lực và thực tiễn để tiếp quản mô h́nh chính quyền đô thị hay chưa?.
Bà Thu cho hay, đă biết TP có chủ trương và trích một khoản kinh phí khá lớn để đào tạo cán bộ nguồn. Mơ ước của riêng bà là cán bộ của TP cũng như các tỉnh khác phải là nguồn cho T.Ư.
“Cán bộ ở T.Ư cũng nên luân chuyển về làm việc thật ở địa phương chứ không phải mượn ghế ngồi để rồi đến khi T.Ư không điều lên th́ ‘đi không nỡ, ở không xong’ chờ cho hết nhiệm kỳ hoặc có ai đó gặp sự cố th́ ḿnh lấp lỗ trống. Nếu đào tạo cán bộ như thế th́ hổng một vài thế hệ”, bà Thu nói.
C̣n nguyên Bộ trưởng Bộ Lao động Việt Nam (nay là Bộ Lao động Thương binh và Xă hội) Nguyễn Thọ Chân nhận định, t́nh trạng TP.HCM hiện nay có nhiều bất cập một phần do lănh đạo hiện nay “nửa quê nửa tỉnh”.
“Nếu tôi nói sai th́ thành tâm xin lỗi các đồng ư. Đổi mới trong mô h́nh chính quyền đô thị cũng như đổi mới mọi mặt của nhà nước ta mà tổ chức cán bộ không kịp thay đổi sẽ cản trở đổi mới theo định hướng XHCN. Khi chọn cán bộ phụ trách, lựa chọn người đứng đầu phải cân nhắc thận trọng, nếu gây hậu quả xấu phải kịp thời miễn nhiệm, thay thế.” - ông Chân bày tỏ.
Theo
Tá Lâm
Vietnamnet