Hơn nửa đời, ông Nguyễn Văn Sĩ cặm cụi với công việc dán vết rách áo mưa ở phố cổ Hội An (Quảng Nam), nghề ngày nay chẳng còn nhiều khách nữa. Người đàn ông nhỏ thó tá túc ngay ở khu lều trên đường Bạch Đằng.
Ông Sỹ sinh năm 1960 ở Cù Minh An (Hội An, Quảng Nam), từng làm nhân viên cửa hàng lương thực. Năm 1982, ông đi bộ đội. Ba năm sau, giải ngũ không xin lại được việc cũ, cũng không biết làm gì khác nên ông kiếm kế sinh nhai bằng nghề dán áo mưa. Ngày đó người dân còn nghèo, mua được cái áo mưa rất khó khăn, rách chỗ nào họ phải vá chỗ đó, nhiều cái áo vá đi vá lại hàng chục lần.
Về tấm biển quảng cáo của cửa hàng, ông Sỹ giải thích, đó chỉ là một cách nói ngoa cho vui và thu hút: Kỹ năng của ông có thể dán chuẩn đến mức không bị rách nữa cũng như tàu ngầm không thể ngấm nước.
Ông trưng tấm bảng thô sơ lấy từ miếng gỗ phế thải: "Dán áo mưa tàu ngầm". Ông Sỹ giải thích, đó chỉ là một cách nói ngoa cho vui và thu hút, bởi kỹ năng của ông có thể dán chuẩn đến mức áo mưa giống như tàu ngầm, không thể ngấm nước.
Chiếc quần đi mưa bị rách đang chờ ông Sỹ vá.
Dụng cụ rất đơn giản, chỉ là ít củi được chẻ nhỏ, than hoa và chiếc dùi.
Sau khi chiếc dùi được nung đỏ, ông Sĩ lấy ra và chà qua nến để giảm nhiệt đến nhiệt độ sao cho khi đưa vào ni lông không bị cháy và giúp chiếc dùi trơn hơn
Sau khi chiếc dùi được nung đỏ, ông Sĩ lấy ra và chà qua nến để giảm nhiệt độ để khi thao tác, nilon không bị cháy và giúp chiếc dùi trơn hơn.
Miếng vá nhỏ bằng ni lông cùng loại với áo mưa được đặt lên lỗ thủng, sau đó ông lấy 1 miếng ni lông khác loại không dính đặt lên trên, dùng dùi tạo ra nhiệt cho miếng vá dính vào áo mưa.
Miếng vá nhỏ cùng loại với áo mưa được đặt lên lỗ thủng. Sau đó, ông lấy một miếng nilon khác (loại không dính) đặt lên trên, dùng dùi nóng di lên cho miếng vá dính vào áo mưa.
Chi phí vá áo mưa từ 2.000 đến 10.000 đồng.
Hồi này ít người dán áo mưa nên để có tiền sinh sống ông phải làm thêm nghề chở thuê bằng xe đạp cho những tiểu thương ở chợ Hội An, cũng chẳng được bao nhiêu nhưng đủ chi phí sống qua ngày.
Hiện nay ít người vá áo mưa nên để có tiền sinh sống, ông Sỹ phải làm thêm nghề chở thuê bằng xe đạp cho tiểu thương ở chợ Hội An, đủ sống qua ngày.
Ông sống 1 mình, không vợ không con ngay chỗ lều làm việc được dựng chồng chéo bởi cây dù, những tấm bạt, những tấm áo mưa người ta bỏ đi. Ngày bình thường còn đỡ chứ ngày mưa to gió lớn thì khá cực. Ông có nhà cách trung tâm 4km nhưng ông không về vì ông kêu buồn, ở đây có bạn bè, thỉnh thoảng tối làm chai bia nhậu nhẹt cho vui, chỉ những lúc ngập lụt lớn quá ông mới về nhà.
Không vợ con, ông Sỹ sống một mình ngay chỗ lều làm việc được dựng bằng những cây ô, tấm bạt, áo mưa bỏ đi. Ông có nhà cách trung tâm 4 km nhưng không về vì buồn, ở lại đây cho có bạn bè.
Chiếc radio là người bạn thân thiết với ông từ nhiều năm nay.
Ở Hội An chỉ có vài ba người làm nghề vá áo mưa như ông Sỹ. Người đàn ông nói đùa "thế hệ già này mà quy tiên thì nghề thất truyền".