R11 Độc Cô Cầu Bại
Join Date: May 2007
Posts: 125,352
Thanks: 9
Thanked 6,367 Times in 5,332 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 35 Post(s)
Rep Power: 160
|
Những dấu hỏi và bí ẩn nhân vật thứ 3 trong vụ CSGT nổ súng
Nhân vật thứ 3 được một số báo đăng tải với cái tên T. hoặc Trúc cùng sự mâu thuẫn thông tin trong nhiều t́nh tiết liên quan đến vụ nổ súng tại trạm cảnh sát giao thông Suối Tre (Đồng Nai) đang thu hút sự ṭ ṃ của dư luận.
Nhân vật thứ 3 là ai?
Ngoài ba nhân vật Sơn, Vinh, Phú, trên một số báo c̣n nhắc đến cái tên Trúc hoặc viết tắt là T. Cái tên này không hề được các cơ quan chức năng, cơ quan điều tra nhắc đến khi trao đổi với báo chí xung quanh vụ việc nổ súng tại một trạm CSGT ở Đồng Nai làm rúng động dư luận mấy ngày qua. Vậy người này là ai? V́ sao, có việc ǵ nhân vật này lại xuất hiện ở quán karaoke, trạm cảnh sát giao thông và có liên quan như thế nào trong vụ việc này? Đó là hàng loạt những câu hỏi mà dư luận thắc mắc về nhân vật bí ẩn này.
Theo báo Người đưa tin, một nguồn tin từ Trạm tuần tra kiểm soát giao thông Suối Tre tiết lộ, trước khi vụ án mạng kinh hoàng xảy ra, đại úy Vinh đi nhậu cùng một đồng nghiệp tại quán karaoke ở thị xă Long Khánh. Qua nhân viên lễ tân của quán, Vinh biết thiếu tá Sơn đang ngồi nhậu ở pḥng bên cạnh nên cầm ly bia qua mời. Tại đây, đại úy Vinh cụng ly với thiếu tá Sơn và một người tên T. (công tác tại một garage ô tô ở khu vực khu Công nghiệp Amata, TP.Biên Ḥa). Trong quá tŕnh cụng ly, giữa T. và đại úy Vinh xảy ra mâu thuẫn, căi vă. Khi mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, T. cầm ly bia đập vào đầu đại úy Vinh.
Sau khi xô xát với T., đại úy Vinh bỏ về Trạm Suối Tre nằm ngủ. Đến khoảng 17h10, khi đi nhậu về đến Trạm, thiếu tá Sơn tới pḥng đại úy Vinh lôi ra ngoài, rồi chửi bới thậm tệ. Sau đó, thiếu tá Sơn nắm đầu đại úy Vinh đập đầu vào cạnh gường trước sự chứng kiến của nhiều cán bộ, chiến sĩ của trạm. Bức xúc trước hành vi của lănh đạo Trạm, đại úy Vinh chạy vào pḥng rút súng ngắn bắn vào ngực và đầu thiếu tá Sơn. Thấy lănh đạo bị bắn, thượng úy Phú vào can ngăn cũng bị đại úy Vinh bắn nhiều nhát vào người.Trên báo Thanh niên, cũng đăng tải lời kể một nhân viên của quán karaoke cho biết "Khoảng 15 giờ ngày 22.9, có một nhóm người, trong đó có Vinh đến quán và vào pḥng số 9 để hát karaoke. Vinh biết Sơn cùng với một người đàn ông tên Trúc cũng hát ở pḥng bên cạnh nên qua giao lưu. Khi qua pḥng Sơn th́ Vinh và Trúc nảy sinh mâu thuẫn và xảy ra căi vă. Một lúc sau, thấy Vinh bỏ về".
“Theo một nguồn tin, nghi vấn về nguyên nhân của vụ nổ súng xuất phát mâu thuẫn từ quán karaoke H.L, khi giữa ông Trúc và Vinh đă xảy ra xô xát. Lúc này, Vinh cho rằng, ông Trúc hành hung ḿnh trước mặt ông Sơn; trong khi Vinh là thuộc cấp của ông Sơn, nhưng không được bênh vực mà lại tỏ ra thiên vị ông Trúc. Khi về đến trụ sở, Vinh đă chuẩn bị súng. Một lúc sau, ông Sơn về th́ giữa hai bên tiếp tục căi vă dẫn đến xô xát tại lầu 3 của trạm, làm Vinh bị thương ở sống mũi và xảy ra vụ nổ súng. Tuy nhiên, nguồn tin này chưa khẳng định Vinh chủ động bắn ông Sơn hay do nguyên nhân nào khác”, Báo Thanh niên viết tiếp.
Thiếu tá Sơn bị bắn vào đâu?
Thông tin về vết thương của thiếu tá Trần Ngọc Sơn, Vinh và Phú trên thông tin truyền thông cũng có nhiều bất đồng: có báo đưa tin bị bắt vào ngực, có báo lại viết bị bắn sau lưng.
Cụ thể, theo trên Thanh niên, thông tin ban đầu: Thiếu tá Trần Ngọc Sơn, Phó trạm trưởng Trạm tuần tra kiểm soát giao thông Suối Tre (gọi tắt là trạm Suối Tre) đang ngồi trong trụ sở th́ đại úy Ngô Văn Vinh bước vào. Đột nhiên khẩu súng ngắn trên tay đại úy Vinh phát nổ, trúng người thiếu tá Sơn khiến anh gục ngă. Cùng lúc đó, thượng úy Đoàn Thanh Phú thấy vậy, chạy lại xem cũng bị trúng đạn gục tại chỗ. Tiếp đó, đại úy Vinh cũng bị đạn trúng vào bụng bất tỉnh. Nghe tiếng súng nổ, mọi người chạy vào đă phát hiện 3 CSGT nằm trên vũng máu nên đưa các nạn nhân vào Bệnh viện đa khoa Long Khánh cấp cứu.
Các bác sĩ phát hiện thiếu tá Sơn bị hai phát đạn bắn trúng từ sau vùng lưng, đứt động mạch chủ. C̣n đại úy Vinh bị một vết thương trúng vùng bụng dưới, thượng úy Phú bị 2 vết thương ở vùng mông và bẹn”.
Trong khi đó, trên Tuổi trẻ lại cho biết, sau khi xảy ra vụ nổ súng, các bác sĩ xác định trạm phó Trần Ngọc Sơn không qua khỏi do có nhiều vết đạn bắn thấu ngực và trúng vào đầu ở vùng thái dương phải. Thượng úy Đoàn Thanh Phú bị thương nặng và mất nhiều máu nên được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai cấp cứu. Riêng đại úy Ngô Văn Vinh, các bác sĩ cho hay phải mổ v́ phù năo do bể sọ”.
Một số báo khác lại thông tin: “Đến 19h40 cùng ngày th́ Thiếu tá Sơn đă tử vong do 2 vết bắn vào người. Thượng úy Phú bị bắn vào đùi, một vết thương rất nặng ở vùng kín. Riêng Vinh “đen” bị thương ở phần đầu, chấn thương sọ năo, gây phù nề”. Liên quan đến vết thương trên thân thể đại úy Ngô Văn Vinh, dư luận đặt ra nghi vấn: “ai gây ra? Trong lúc giằng co với người can thiệp, anh Vinh tự bắn vào người hay người nào đă bắn vào anh ấy?”.
Theo Người đưa tin, vào thời điểm đại úy Vinh bị đồng đội khống chế, có xảy ra xô xát và dẫn đến t́nh trạng đa chấn thương, phù năo do bể sọ, chứ không phải đại úy Vinh tự làm ḿnh bị thương.
Những ai chứng kiến vụ nổ súng
Ngày 25/9, sau khi bệnh viện Đa khoa Đồng Nai xác nhận sức khỏe 2 bệnh nhân có liên quan đến vụ nổ súng tại trạm CSGT Suối Tre - Đồng đă ổn định, có thể tiếp xúc với người khác, cơ quan công an Đồng Nai đă có cuộc tiếp xúc, lấy lời khai điều tra nguyên nhân của sự việc. Tuy nhiên, đến hôm nay, cơ quan chức năng vẫn chưa tiết lộ nguyên nhân ban đầu dẫn đến vụ nổ súng cũng như lời khai của nhân chứng. Những ngày trước, cơ quan điều tra cũng từ chối trả lời mọi câu hỏi của báo đài về nguyên nhân dẫn đến vụ nổ súng với lư do “sức khỏe nhân chứng chưa hồi phục, chưa lấy được lời khai”.
Một số bài báo mấy ngày qua cũng có giật title “lời kể của nhân chứng” nhưng trong bài chỉ là lời kể của nhân viên quán karaoke chứng kiến diễn biến khi nhóm cảnh sát giao thông hát tại đây hoặc lời kể của người bán nước, chạy xe ôm gần trạm cảnh sát giao thông nghe thấy tiếng súng phát ra tại hiện trường. Tất cả những người này không trực tiếp chứng kiến cảnh nổ súng tại trạm cảnh sát giao thông Suối Tre.
Trong khi đó, một trang báo điện tử lại mở đầu đoạn tả diễn biến vụ nổ súng tại trạm cảnh sát giao thông bằng câu “nhiều nhân chứng có mặt tại hiện trường vụ nổ súng cho biết” nhưng không có lời kể của nhân chứng cụ thể nào.
Trước những “mập mờ”, mâu thuẫn của các nguồn tin, dư luận có nhiều thắc mắc về những thông tin nhân chứng: “Ngoài các nạn nhân, liệu c̣n ai chứng kiến vụ việc này? Có người ngoài chứng kiến vụ việc này không? Tại sao lại có mặt?”
CSGT trong vụ nổ súng vi phạm quy định ǵ?
Ngày 24/5/2011, Bộ Công an ban hành văn bản số 1437/BCA-X11 về chấn chỉnh việc chấp hành điều lệnh nội vụ, quy tắc ứng xử của cán bộ, chiến sỹ CAND. Trong đó quy định, sẽ xử lư nghiêm đối với cán bộ, chiến sỹ, học viên các đơn vị và các trường CAND uống rượu, bia say.
Trong khi đó, theo các nguồn tin cung cấp cho báo chí, trước khi xảy ra vụ nổ súng, các cảnh sát giao thông đă tổ chức đi nhậu, hát karaoke.
Trao đổi với báo chí, Thiếu tướng Trần Văn Vệ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát QLHC về TTXH, Bộ Công an khẳng định: “Việc các cán bộ CSGT của trạm này đă uống rượu, bia trước khi xảy ra sự việc th́ cả hai bên đều vi phạm. Bộ Công an đă có quy định nghiêm cấm cán bộ, chiến sỹ uống rượu, bia và các chất có cồn trong giờ làm việc; không uống rượu, bia say trong mọi trường hợp, mọi lúc, mọi nơi…”.
Cũng theo ông Vệ, Pháp lệnh Quản lư vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định rất cụ thể, chặt chẽ việc quản lư, sử dụng súng. Trước tiên, điều kiện để được sử dụng vũ khí phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, được huấn luyện về chuyên môn và kiểm tra định kỳ về kỹ năng sử dụng vũ khí.
Cán bộ, chiến sỹ được trang bị súng khi làm nhiệm vụ không nhất thiết phải nộp lại súng cho thủ trưởng đơn vị khi hết ca làm nhưng phải có trách nhiệm quản lư, sử dụng đúng theo quy định của pháp luật. Đặc biệt không được lạm dụng việc sử dụng vũ khí để xâm phạm sức khỏe, tính mạng, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Vậy với những thông tin trên, dư luận thắc mắc: Cả nạn nhân và người nổ súng đă vi phạm những quy định ǵ của ngành công an? Họ sẽ bị xử lư như thế nào? Cơ quan chức năng cần có những chấn chỉnh ǵ để ngăn chặn những vụ việc tương tự có thể xảy ra?
tm
|