E sợ Nga có thể đánh châu Âu, nên Lầu Năm Góc dự tính sẽ trữ xe tăng chiến đấu, phương tiện chiến đấu bộ binh cùng vũ khí hạng nặng đến Đông Âu, theo báo New York Times.
Xe bọc thép của bộ binh Mỹ tập trận ở Latvia
Tại 3 nước vùng biển Baltic (Latvia,Litva, Estonia) cùng các nước Đông Âu cũng sẽ có khoảng 5.000 quân Mỹ.
Đề xuất của Lầu Năm Góc nếu được thông qua, sẽ là lần đầu tiên kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Mỹ triển khai vũ khí hạng nặng đến các nước mới gia nhập NATO ở Đông Âu vốn từng chịu ảnh hưởng của Liên Xô.
Việc Nga sáp nhập Crimea và cuộc chiến ở đông Ukraine khiến các nước NATO báo động, lên kế hoạch quân sự mới, trong một động thái cho thấy NATO và Mỹ ngán ngại Nga.
Theo tờ Times, đây là thông điệp rơ ràng gởi đến các đồng minh và Tổng thống Nga Vladimir Putin, rằng Mỹ sẽ bảo vệ các thành viên NATO gần biên giới Nga nhất.
Sau khi mở rộng NATO gồm 3 nước vùng Baltic hồi năm 2004, Mỹ cùng đồng minh tránh triển khai quân và vũ khí thường trực ở Đông Âu, do muốn có thêm những quan hệ đối tác với Nga.
Nên đây là một sự thay đổi chính sách đáng kể của Mỹ nhằm trấn an các "đồng minh đang bồn chồn lo sợ", dù chẳng có ǵ hay khi đặt quân thường trực, theo cựu đô đốc Mỹ James G. Stavridis từng là tư lệnh tối cao NATO.
Số vũ khí được trữ ở các căn cứ đồng minh, đủ để trang bị cho một lữ đoàn từ 3.000 đến 5.000 quân.
Đề xuất của Lầu Năm Góc vẫn cần có sự phê duyệt của Bộ trưởng quốc pḥng Ashton Carter và Nhà Trắng.
Và c̣n những rào cản chính trị, cùng khả năng một số thành viên NATO phản đối v́ ngại Nga phản ứng.
Đại tá Steven H. Warren, người phát ngôn của Lầu Năm Góc, nói: quân đội Mỹ tiếp tục t́m vị trí đẹp để trữ số phương tiện này, và có tham khảo ư kiến của các đồng minh:
"Vào lúc này, chúng tôi chưa có quyết định nào về việc liệu có nên và khi nào sẽ triển khai số phương tiện nay".
Một số quan chức cấp cao Mỹ giấu tên, đă thông tin về kế hoạch quân sự nội bộ trên cho tờ Times. Họ nói sự phê duyệt có thể có trước cuộc họp các Bộ trưởng quốc pḥng NATO tại Brussels trong tháng này.
Bộ trưởng quốc pḥng Latvia, ông Raimonds Vejonis (sẽ trở thành tổng thống Latvia vào tháng 7 tới) tỏ bày sự ủng hộ triển khai vũ khí hạng nặng:
"V́ nếu có chuyện ǵ xảy ra, chúng tôi sẽ cần thêm vũ khí, phương tiện và đạn dược. Nếu có chuyện ǵ xảy ra, chúng tôi không thể chờ nhiều ngày hoặc nhiều tuần mới được tiếp viện. Chúng tôi cần phản ứng tức th́".
Theo đề xuất, số phương tiện đủ cho một đại đội 150 lính, sẽ được trữ ở từng quốc gia vùng biển Baltic. C̣n số phương tiện đủ cho một tiểu đoàn 750 lính sẽ đặt ở Ba Lan,Romani,a Bulgaria và Hungary.
Các chuyên gia quân sự Mỹ đă thăm ḍ các địa điểm ở những nước trên.Lầu Năm Góc cũng tính toán chi phí để nâng cấp đường sắt, xây nhà kho mói và thay thế các cơ sở thời Liên Xô để thích ứng với số vũ khí hạng nặng của Mỹ.
Các kho vũ khí này sẽ do bảo vệ tư nhân hoặc quân nhân địa phương canh giữ, chứ không do quân Mỹ bảo vệ.
Việc trữ phương tiện trước giúp Mỹ tiết kiệm thời gian, tiền bạc và nguồn lực, không phải chở số vũ khí tới lui mỗi khi một đơn vị bộ binh đến châu Âu rèn luyện.
Một bộ phương tiện đủ cho một tiểu đoàn gồm 1.200 xe, gồm 250 chiếc tăng M1-A2, xe chiến đấu Bradley và pháo bọc thép.
Đề xuất của Lầu Năm Góc nhận được sự ủng hộ, v́ các đồng minh NATO ở Đông Âu sợ Nga. Nhưng trước chuyến thăm Ư tuần qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin bác bỏ nỗi sợ Nga sẽ tấn công NATO:
"Tôi nghĩ chỉ có người điên nằm mơ mới có thể tưởng tượng Nga sẽ tấn công NATO đột ngột", ông Putin nói trong cuộc phỏng vấn của báo Della Sera. "Tôi nghĩ vài nước tranh thủ việc nỗi sợ của người dân về Nga.Họ chỉ muốn diễn vai tṛ quốc gia tiền phương cần nhận sự hỗ trợ về quân sự, kinh tế, tài chính và vài dạng giúp đỡ khác".
Bảo Vĩnh (theo New York Times)