Mỗi Tổng thống đều phải đối đầu với những khó khăn mang lại để có những đóng góp cho sự nghiệp phát triển đất nước của ḿnh. Nhưng đối với Tổng thống Francois Hollande th́ nhiệm kỳ của ông phải đối mặt với khủng bố là thách thức lớn nhất. Ông đă đưa ra tuyên bố nước Pháp sẽ thẳng tay đối IS ngay sau khi xảy ra các vụ tấn công đẫm máu tại Paris.
Tổng thống Pháp Francois Hollande (giữa) đang trải qua thời điểm khó khăn nhất trong nhiệm kỳ khi phải đối mặt đồng thời với quá nhiều thách thức.
Yên b́nh đă quay lại với thành phố Paris, nhưng những giờ phút khủng khiếp của các vụ xả súng và đánh bom tự sát vẫn c̣n đó. Người đứng đầu Chính phủ Pháp khẳng định sẽ không chùn bước mà phải đoàn kết, quyết tâm cùng người dân đương đầu với những phần tử khủng bố.
Theo thăm ḍ dư luận mới đây, gần như toàn bộ dân Pháp tán đồng các biện pháp mà chính phủ đề ra sau loạt khủng bố ngày 13-11. Thông thường, mọi thông báo của Tổng thống cánh tả Francois Hollande đều có được sự ủng hộ của những người thân phe tả và bị phe hữu cũng như đảng cực hữu Mặt trận quốc gia chỉ trích mạnh mẽ. Nhưng lần này, chính phe hữu lại ủng hộ tích cực các biện pháp an ninh của chính phủ. Tỷ lệ được ḷng dân của ông Hollande cũng được cải thiện, tăng thêm 8 điểm, lên mức xấp xỉ 30%.
Quyết tâm tới cùng
Trong tháng 1, nước Pháp rúng động với vụ xả súng ở Ṭa soạn Tạp chí châm biếm Charlie Hebdo. Chính quyền Francois Hollande đă cam kết thực hiện chiến dịch truy quét nghi can khủng bố trên khắp cả nước. Tuy nhiên, một lần nữa nước Pháp lại rúng động với chuỗi khủng bố c̣n kinh hoàng hơn chỉ 10 tháng sau.
Những phần tử quá khích đă thực hiện một cuộc tắm máu ở nhiều địa điểm khác nhau tại Paris khiến 129 người thiệt mạng, hàng trăm người bị thương. Nước Pháp chưa bao giờ trải qua một thảm kịch nặng nề tới vậy kể từ Chiến tranh thế giới II. Sau sự kiện kinh hoàng này, Tổng thống Francois Hollande đă phải thừa nhận chính quyền đă thất bại trong công tác t́nh báo và các biện pháp giám sát tăng cường.
Từng được ca tụng là “cường quốc chống khủng bố”, nhưng Pháp vẫn chưa thể vá nổi những lỗ hổng trong công tác an ninh. Những kẻ tấn công đă sử dụng phương tiện liên lạc được mă hóa, khai thác những sơ hở trong công tác giám sát để lẻn vào nước Pháp mà không bị phát hiện. Bên cạnh đó, kế hoạch tăng cường lực lượng an ninh từ 5 ngh́n lên 10 ngh́n người của Tổng thống Pháp được triển khai khá chậm chạp.
T́nh báo Pháp cần 15 đến 20 người để giám sát một nghi can liên tục trong 24 giờ. Trong khi đó, hồ sơ của cảnh sát Pháp có tới 11 ngh́n nghi phạm, trong đó khoảng 5 ngh́n người được cho là có thể tạo ra mối đe dọa với an ninh quốc gia, với ít nhất 1 ngh́n trường hợp trở về từ Iraq và Syria.
Nhằm đối phó với những nguy cơ tấn công mới, Tổng thống Hollande đưa ra một số biện pháp cần thực hiện ngay, bao gồm sửa đổi hiến pháp để có thể kéo dài thời gian của t́nh trạng khẩn cấp quốc gia lên ba tháng (so với quy định hiện nay là 12 ngày), cho phép an ninh Pháp triển khai các chiến dịch đột kích khủng bố trên toàn quốc. Đồng thời, chính phủ cho phép tước quyền công dân Pháp đối với những người có hai quốc tịch nếu bị kết tội khủng bố, và sẽ bị cấm vào Pháp nếu có nguy cơ tiến hành khủng bố.
Ông Hollande cũng cam kết tăng ngân sách cho các lực lượng an ninh và quân đội, tuyên bố sẽ tạo thêm 8.500 việc làm cho các lực lượng an ninh và tư pháp trong ṿng hai năm tới. Chính phủ cũng sẽ thực hiện những hành động mạnh tay, giám sát chặt chẽ những đối tượng có dấu hiệu cực đoan để bảo vệ an toàn cho người dân và nước Pháp.
Từng nhận định loạt tấn công xảy ra ở thủ đô Paris là “một hành động chiến tranh, do một đội quân khủng bố tiến hành nhằm chống lại một quốc gia tự do”, ông chủ Điện Elysee tuyên bố Pháp sẽ tấn công IS không khoan nhượng trên mọi lănh thổ.
Liên quan tới chính sách đối ngoại, Tổng thống Pháp tăng cường các cuộc tấn công ở Syria, kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhanh chóng ban hành một nghị quyết chống chủ nghĩa khủng bố. Ông Hollande cũng bày tỏ mong muốn các nước châu Âu cần phối hợp hành động cùng với Pháp để loại bỏ các nguy cơ khủng bố. Trong bối cảnh này, đoàn kết và ḥa hợp dân tộc trở thành những ưu tiên hàng đầu để cùng vượt qua những sự cố nghiêm trọng.
Chính quyền Hollande sẽ tăng cường những hành động mạnh tay giám sát chặt chẽ những đối tượng có dấu hiệu cực đoan để bảo vệ an toàn cho người dân và nước Pháp.
Đa số người dân Pháp ủng hộ những biện pháp mạnh mẽ, kiên quyết của Tổng thống Francois Hollande. 94% người Pháp tán thành việc tăng cường kiểm soát tại các khu vực biên giới giữa Pháp với các nước khác. Đặc biệt, 95% người Pháp ủng hộ biện pháp tước quốc tịch đối với những công dân Pháp có hành vi xâm phạm đến lợi ích quốc gia.
Ngoài ra, 92% đánh giá tích cực về h́nh thức quản thúc tại gia đối với những nhân vật có tư tưởng Hồi giáo cực đoan. Điều đáng chú ư, nhiều quyết sách mạnh mẽ của Tổng thống Francois Hollande và chính phủ đảng Xă hội cánh tả đă nhận được sự ủng hộ của nhiều thành viên thuộc các đảng cánh hữu và cực hữu. V́ thế, uy tín của Tổng thống Francois Hollande cũng được cải thiện đáng kể.
Những câu hỏi khó
Nhiều địa điểm bị tấn công khủng bố ở Paris cho thấy những kẻ cực đoan đă lên kế hoạch trước và vị Tổng thống Pháp có thể đă trở thành “mục tiêu chất lượng cao” để các phần tử này ám sát hoặc bắt làm con tin.
Theo nhiều phân tích, đồng loạt tấn công Paris là chiến thuật nghi binh, phân tán lực lượng an ninh Pháp. Vệ sĩ của Tổng thống Hollande đă bị phân tâm trước hai vụ đánh bom tự sát bên ngoài sân vận động Stade de France. Tuy nhiên, lính canh đă nhanh chóng, tháp tùng Tổng thống Hollande ra khỏi sân vận động Stade de France một cách b́nh an vô sự.
Hiện nay, tất cả vẫn trông chờ vào Francois Hollande. Một hướng đi mới ngay lúc này là khó bởi Tổng thống Hollande đă không c̣n được người Pháp đặt nhiều niềm tin như khi mới đắc cử năm 2012. Người dân chắc chắn cảm thấy đau thương, buồn bă trước sự ra đi của hàng trăm đồng bào, cũng như thất vọng trước sự bất lực của cảnh sát và nhà chức trách.
Bất chấp mọi khó khăn, Tổng thống Pháp vẫn rất kiên tŕ thực hiện các chuyến công du và các cuộc gặp với lănh đạo cấp cao các nước Anh, Mỹ, Đức và Nga nhằm t́m kiếm sự hậu thuẫn cho chiến dịch tiêu diệt IS và giải pháp chính trị cho cuộc nội chiến ở Syria. Ông trở thành một điều phối viên quân sự quốc tế, hướng tới việc thành lập một liên minh toàn cầu chống lại các chiến binh Nhà nước Hồi giáo.
Có thể nói Francois Hollande đang trải qua thời điểm khó khăn nhất trong nhiệm kỳ. Ông chủ Điện Elysee phải đối mặt đồng thời với quá nhiều thách thức: kinh tế chưa kịp hồi phục, châu Âu bất ổn với nợ công Hy Lạp, ḍng người tị nạn từ Trung Đông mỗi lúc một tăng, hay cuộc chiến chống khủng bố ngày càng khó lường.
Chưa hết, Tổng thống Pháp chưa thể t́m ra lời giải cho bài toán thái độ với người Hồi giáo, đặc biết là các tín đồ Hồi giáo trẻ (18 - 25 tuổi) có xu hướng trung thành với tôn giáo hơn các thế hệ trước, dễ bị các tổ chức khủng bố cực đoan lợi dụng nhất. Câu hỏi là, ông Hollande sẽ xử lư ra sao nếu người dân tỏ thái độ kỳ thị, cô lập người Hồi giáo, đặc biệt tẩy chay ḍng người nhập cư tị nạn từ các nước Trung Đông.
Vẫn biết, IS không đại diện cho cả Hồi giáo, đó chỉ là những kẻ diễn giải Hồi giáo theo một cách sai lầm nhằm phục vụ mục đích xấu. Nhưng không phải ai cũng có đủ nhận thức và tŕnh độ để phân biệt rạch ṛi những ư niệm ấy. Từ góc độ làm chính sách, chính quyền Hollande chắc chắn sẽ rất đau đầu v́ vấn đề trên. Thắt chặt nhập cư, ngăn chặn các phần tử khủng bố xâm nhập nước Pháp là biện pháp tất yếu, nhưng tới mức nào và trong bao lâu lại là vấn đề đặt ra. Đóng cửa biên giới như hiện nay chỉ là một giải pháp tạm thời và ngắn hạn. Về lâu dài, chính sách này sẽ làm ảnh hưởng tới cả châu Âu khi ḍng người tị nạn từ Trung Đông mỗi lúc một đông.
Dẫu vậy, những giải pháp t́nh thế mà Tổng thống Francois Hollande cùng nội các đưa ra vẫn có thể giúp nước Pháp vượt qua giai đoạn khó khăn này. Tuy nhiên, với diễn biến phức tạp như hiện nay, chỉ cần một nước cờ sai lầm cũng có thể khiến ông Francois Hollande trả giá đắt.
Mới đây, Pháp đă dùng phi cơ tấn công sào huyệt của IS như một biện pháp trả đũa và xoa dịu dư luận. Tuy nhiên, hiệu quả tới đâu th́ chưa rơ. Bài học nhăn tiền về vụ 11-9 và chiến tranh Iraq của Mỹ vẫn c̣n đó. Nếu tiến hành chiến tranh, nguy cơ sa lầy là rất cao khi IS giàu có cũng như mạnh hơn Al-Qaeda rất nhiều, trong khi Pháp lại không có tiềm lực lớn như Mỹ. Thế nên, tại thời điểm này, chính quyền Francois Hollande sẽ rất khó để t́m ra một giải pháp tối ưu cho vấn đề của nước Pháp…
Therealtz © VietBF