Vietbf.com - Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ ch́nh thức nhậm chức vào ngay 20.01.2017, th́ có thể bùng nổ ‘chiến tranh cục bộ’ giữa Trung Quốc và Mỹ, v́ tác phong của ông Donald Trump luôn cứng rắn, khiến Trung Quốc buộc phải thay đổi phương án đối phó.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Ảnh: AFP
Hồi tháng 1/2016, tỷ phú Donald Trump nói với tờ The New York Times rằng nếu trở thành Tổng thống Mỹ, ông sẽ ra lệnh áp thuế 45% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Trong chiến dịch tranh cử tổng thống, ứng cử viên đảng Cộng ḥa từng khẳng định sẽ tuyên bố Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ ngay trong ngày đầu tiên lên nắm quyền điều hành nước Mỹ.
Sau khi đắc cử Tổng thống Mỹ, ông Trump và đội ngũ của ḿnh đă tái khẳng định những tuyên bố nêu trên. Viết trên trang mạng xă hội Twitter ngày 4/12/2016 , ông Trump bày tỏ phản đối việc Trung Quốc phá giá đồng nội tệ khiến các công ty Mỹ gặp khó khăn trong việc cạnh tranh và áp thuế cao đối với các sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ vào nước này.
Theo báo Nikkei của Nhật Bản, ban đầu, Trung Quốc ít quan tâm tới các tuyên bố liên quan của ông Trump, nhưng cùng với những phát ngôn ngày một cứng rắn của ông Trump sau khi đắc cử Tổng thống Mỹ, Trung Quốc buộc phải thay đổi phương án đối phó.
Căn cứ vào quy định của Bộ Tài chính Mỹ, nước thao túng tiền tệ phải thỏa măn ba điều kiện. Một là thặng dư thương mại của nước đó đối với Mỹ vượt mức 200 tỷ USD. Hai là thặng dư tài khoản văng lai của nước đó tương đương 3% GDP trở lên. Ba là nước đó nhiều lần mua ṛng ngoại tệ để giảm giá đồng nội tệ và tổng lượng ngoại tệ mua trong một năm vượt quá 2% GDP.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh tại Vườn Hồng, Nhà Trắng hồi ngày 25/9/2015. Ảnh: AFP
Tuy nhiên, Trung Quốc hiện nay chỉ thỏa măn điều kiện đầu tiên, cho nên, việc liệt Trung Quốc vào danh sách các nước thao túng tiền tệ xem ra tương đối khó. Nhưng theo chuyên gia kinh tế trưởng khu vực Trung Quốc của JPMorgan Chase, ông Chu Hải Mân, Tổng thống Mỹ có thể ra lệnh thay đổi các điều kiện xác định nước thao túng tiền tệ.
C̣n đối với việc đánh thuế nặng đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, đành rằng nếu ông Trump thực sự làm vậy, Mỹ cũng bị thiệt hại v́ trong kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc sang Mỹ, đứng đầu là điện thoại thông minh và máy tính cá nhân. Dẫu vậy, câu chuyện đă khiến người ta nhớ lại những ǵ xảy ra trong quan hệ thương mại giữa Mỹ và Nhật Bản vào những năm 1980.
Khi đó, chính quyền của Tổng thống Ronald Reagan đă đánh thế 45% đối với ô tô Nhật Bản, buộc các doanh nghiệp Nhật Bản phải nhượng bộ tuân thủ quy tắc xuất khẩu do Mỹ đề ra và tổ chức sản xuất ô tô tại Mỹ.
Với những ǵ đang diễn ra, theo Nikkei, dường như khá giống với tác phong thích “trao đổi” của ông Trump. Hiện nay, Trung Quốc và Mỹ đă xảy ra va chạm trong nhiều lĩnh vực như gang thép, nhôm, pin quang điện… Có thể giống như va chạm giữa Mỹ và Nhật Bản trước đây, một cuộc “chiến tranh cục bộ” sẽ bùng bổ, nhưng là giữa Trung Quốc và Mỹ.