Sau cuộc điện đàm "thân mật" của Tổng thống Donald Trump với nhà lănh đạo cùng cấp Tập Cận B́nh, Trung Quốc hí hửng ông Trump sẽ tôn trọng chính sách "Một Trung Quốc". Nhưng Mỹ có thể triển khai một tốp lính thủy đánh bộ để bảo vệ một cơ sở ở Đài Loan được tiết lộ hôm 15/2. Đây là đ̣n bất ngờ của Mỹ sau điện đàm Trump-Tập?
Thông tin trên được đưa ra bởi ông Stephen Young, cựu giám đốc viện Hoa Kỳ tại Đài Loan (AIT), cơ quan hoạt động như "đại diện ngoại giao" của Mỹ ở Đài Loan. William Stanton, một cựu giám đốc khác của AIT, cũng xác nhận về quyết định của chính quyền tân Tổng thống Mỹ Donald Trump trong việc đưa lính thuỷ đánh bộ đến bảo vệ cơ sở của tổ chức này.
Diễn biến mới được công bố chỉ gần 1 tuần sau khi Trump có cuộc điện đàm chính thức đầu tiên với người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận B́nh hôm 9/2, trong đó Tổng thống Mỹ nói sẽ tôn trọng chính sách "Một Trung Quốc" - được Bắc Kinh xem như nền tảng quan hệ song phương suốt 4 thập kỷ qua.
Người đứng đầu cơ quan ngoại giao Đài Loan David Lee nói rằng Đài Bắc sẵn sàng thảo luận với Mỹ về việc triển khai một lực lượng "tương tự quốc pḥng" đến "cơ sở của Mỹ" tại vùng lănh thổ này.
Ông Stephen Young (Ảnh: AP)
Hoạt động như "đại diện ngoại giao" của Mỹ nhưng AIT là một cơ sở tư nhân được thành lập năm 1979 để quản lư các mối quan hệ giữa Mỹ và Đài Loan khi hai bên không c̣n liên hệ ngoại giao chính thức.
Nhà phân tích Cary Huang của tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) nhận định, việc Mỹ triển khai lính thủy đánh bộ để bảo vệ AIT sẽ là tín hiệu tác động rất mạnh lên quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Khó có điều ǵ trực quan hơn là các nhân viên an ninh mặc quân phục canh gác trước cửa một cơ quan ngoại giao.
Huang cho rằng về nguyên tắc, chỉ các quốc gia có quan hệ chính thức với nhau mới tiếp nhận nhân viên quân sự của nước bạn tới thực hiện nhiệm vụ ngoại giao. Nếu chính quyền Mỹ xác nhận thông tin của Young và Stanton, vị thế của Đài Loan ở quốc tế sẽ được gia tăng như ư định của chính quyền Trump.
Diễn biến này cho thấy mục đích của Trump là tái thương lượng với Bắc Kinh về các nguyên tắc đă dẫn đường cho quan hệ song phương trong nhiều thập kỷ qua. Lính thủy đánh bộ Mỹ tới Đài Loan cũng thể hiện sự b́nh thường hóa quan hệ quân sự giữa hai bên - Huang b́nh luận.
Trung Quốc đại lục sẽ nổi giận
Khi Mỹ và Trung Quốc chính thức đặt quan hệ ngoại giao, Bắc Kinh đă yêu cầu rơ ràng về việc Mỹ rút quân và cắt đứt liên hệ về quân sự với Đài Loan.
Bên cạnh đó, theo ông Huang, đưa lính thủy đánh bộ đến Đài Loan là một phần nỗ lực của chính quyền mới ở Mỹ nhằm củng cố quan hệ với tất cả các đồng minh của Washington trong khu vực, trong bối cảnh căng thẳng leo thang từ eo biển Đài Loan, biển Đông cho đến biển Hoa Đông.
Lính thủy đánh bộ Mỹ từ căn cứ Okinawa tham dự một lễ kỷ niệm của người Mỹ ở thủ đô Phnom Penh, Campuchia. (Ảnh: AP)
Cuối năm 2016, lưỡng viện Quốc hội Mỹ đă giới thiệu dự thảo luật quốc pḥng, trong đó Đài Loan được "nâng hạng" từ đồng minh cấp 2 lên cấp 1.
Mặc dù việc bố trí hơn một chục lính thủy đánh bộ Mỹ tới Đài Loan không nói lên điều ǵ về giá trị quân sự, đây có thể là phép thử để mở đường cho một cuộc triển khai lực lượng vũ trang quy mô hơn trong tương lai.
Trong bài báo gần đây trên tờ Wall Street Journal, cựu Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc John Bolton đă gợi ư nước này di chuyển một bộ phận lực lượng từ căn cứ ở Okinawa, Nhật Bản tới Đài Loan.
Cả Mỹ và Trung Quốc đều tuyên bố có quyền hợp pháp để bảo vệ lợi ích của ḿnh ở eo biển Đài Loan.
Luật chống ly khai được Quốc hội Trung Quốc thông qua năm 2005 cho phép sử dụng vũ lực giải quyết vấn đề Đài Loan nếu Đài Bắc chống lại nỗ lực "nỗ lực thống nhất hai bờ". Trong khi đó, Luật quan hệ Mỹ-Đài Loan năm 1979 yêu cầu Washington bảo vệ Đài Loan nếu ḥn đảo này đứng trước đe dọa quân sự từ Trung Quốc đại lục.
"Đừng quên biểu tượng của Thủy quân lục chiến Mỹ: Con đại bàng, địa cầu và mỏ neo; đại diện cho sự hiện diện khắp toàn cầu của Mỹ và cam kết ǵn giữ ḥa b́nh ở nước ngoài," Cary Huang viết. Nhưng với Bắc Kinh, biểu tượng này có thể lư giải là tượng trưng cho sự bá chủ của Mỹ.