Nga và Mỹ đă từng xảy ra chiến tranh lạnh trong nhiều năm.Nhiều khả năng sắp tới Nga và Mỹ sẽ thẳng thắn với nhau bằng những cuộc xung đột công khai chứ không c̣n chiến tranh lạnh như trước nữa.Khi t́nh trạng gần đây Nga-Mỹ liên tiếp xảy ra những bất đồng quan điểm trong nhiều vấn đề.
Trước t́nh h́nh căng thẳng như hiện tại, tờ CNN nhận định Nga-Mỹ không phải sẽ cùng nhau tiến vào một cuộc Chiến tranh Lạnh mới mà thậm chí là đi thẳng tới một cuộc xung đột công khai.
Quan hệ Mỹ-Nga tiếp tục suy giảm mạnh trong bối cảnh một loạt những cáo buộc chỉ trích lẫn nhau và bất đồng quan điểm về nhiều vấn đề, từ các hoạt động cạnh tranh quân sự ở Syria, vấn đề Đông Âu và mới nhất là cuộc chiến trên không gian mạng.
Hôm thứ ba, Thư kư báo chí Nhà Trắng Josh Earnest cho biết Mỹ đang xem xét một phản ứng "tỷ lệ thuận" với những tổn hại mà nước này phải gánh chịu từ việc tin tặc Nga tấn công vào các nhóm chính trị Mỹ.
Bên cạnh đó Washington tiếp tục công khai cáo buộc điện Kremlin đứng đằng sau tác động tới cuộc bầu cử Mỹ đang tiến vào giai đoạn nước rút.
Động thái này được thể hiện mạnh mẽ hơn sau khi thỏa thuận ngừng bắn ở Syria sụp đổ. Các quan chức Mỹ c̣n kêu gọi Nga cần phả bị điều tra về cái gọi là "tội ác chiến tranh" gây ra ở Aleppo.
Về phần ḿnh, Moscow vẫn kiên quyết phủ nhận sự can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Trong một cuộc phỏng vấn với Christiane Amanpour của CNN, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng đó là một lời buộc tội vô căn cứ.
"Đó là sự phóng đại mà người Mỹ vẫn thường làm với nước Nga. Chúng tôi chẳng thấy bằng chứng nào cả", ông Lavrov nói.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng cáo buộc việc hack vào máy chủ email của đảng Dân chủ vài tháng trước là bằng chứng cho thấy Nga ủng hộ cho Donald Trump.
Xuất hiện tại một diễn đàn đầu tư tại Moscow hôm thứ Tư, Tổng thống Nga Vladimir Putin một lần nữa bác bỏ. "Nhiều ngườic cho rằng điều này có lợi cho Nga, nhưng thực tế chúng tôi không quan tâm", ông Putin nói.
Đáp trả lại sự gây hấn từ phương Tây, Moscow đột ngột chấm dứt một hiệp ước an ninh hạt nhân với Washington, với lư do mối đe dọa từ Mỹ ngày càng lớn dần. Ngoài ra tổ hợp tên lửa Iskandar cũng được triển khai tới gần biên giới với NATO ở châu Âu.
Mikhail Gorbachev, nhà lănh đạo cuối cùng của Liên Xô đă phải một lần nữa ra mặt kêu gọi hai nước cần phải có những cuộc đối thoại trước khi căng thẳng leo thang đỉnh điểm.
"Trên thực tế, nó không phải là một cuộc chiến tranh lạnh," Igor Zevelev, cựu giám đốc Quỹ MacArthur Foundation tại Nga nhận định một cách lo lắng: "Đây là một t́nh huống nguy hiểm hơn nhiều và không thể đoán trước".
Giới ngoại giao phương Tây cũng cho rằng cuộc đối đầu giữa phương Tây và Nga đang leo thang một cách chậm răi, và vẫn c̣n thời gian để hai bên t́m được tiếng nói chung để dừng lại trước khi quá muộn.
"Chất lượng mối quan hệ giữa chúng tôi chắc chắn là ở điểm thấp nhất kể từ Chiến tranh Lạnh", Đại sứ Nga Sergey Kislyak tại Mỹ cho biết.
"Các tính toán sai lầm đă tăng lên", đặc biệt là các lực lượng NATO "đang được triển khai bên cạnh biên giới của chúng tôi," Kislyak cho biết trong bài phát biểu tại trường Nghiên cứu Quốc tế cấp cao Johns Hopkins.
Đại sứ cho rằng, "kênh liên lạc thường xuyên đă bị đóng băng" giữa Mỹ và Nga. "Chúng tôi nh́n thấy Washington đang thực hiện các bước không thân thiện đối với Nga trong đó có biện pháp trừng phạt và cô lập Nga". Điều này đă khiến Moscow phải thể hiện sự cứng rắn của ḿnh.
Theo giới quan sát, chiến lược toàn cầu của Nga cũng sẽ không dừng lại, dù t́nh thế đang căng như dây đàn.
Tổng thống Putin đang "thúc đẩy tầm ảnh hưởng của Nga trên toàn thế giới", Zevelev, một chuyên gia thuộc Trung tâm Wilson cho biết.
Nhà lănh đạo Moscow muốn giới hạn vai tṛ lănh đạo thế giới của Mỹ, cân bằng lại cán cân đang có độ nghiêng về phía Mỹ; và cho thấy rằng Nga có đủ tiềm năng về quân sự để đạt được mục tiêu chính sách đối ngoại.
"Đây là một cuộc xung đột, không c̣n ǵ có thể nghi ngờ," Matthew Rojansky, giám đốc Viện Kennan tại Trung tâm Wilson nhận định về thế đối đầu Mỹ-Nga.