Máy bay trinh sát P-8A từng tuần tra hoạt động phi pháp của Trung Quốc trên biển Đông mới đây được trang bị nhiều hệ thống cảm biến hiện đại, cùng nhiều vũ khí để tiêu diệt tàu ngầm ẩn ḿnh dưới biển.
Hải quân Mỹ cho biết, bắt đầu từ cuối tháng 9 hai máy bay trinh sát đa năng P-8A Poseidon tới Hawaii, nhằm tăng khả năng tuần tra trên Thái B́nh Dương. Nhiệm vụ này được công bố giữa lúc căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên gia tăng, đồng thời hải quân Trung Quốc cũng tăng cường hoạt động trên các vùng biển phía đông Thái B́nh Dương. Tuy được gọi là máy bay trinh sát, nhiệm vụ chính của P-8A Poseidon là săn t́m tàu mặt nước và tàu ngầm đối phương, theo National Interest.
P-8A là mẫu phi cơ được hải quân Mỹ lựa chọn để thay thế cho máy bay tuần thám săn ngầm P-3 Orion được biên chế cách đây 55 năm. Quá tŕnh phát triển ḍng Poseidon từ năm 2004 diễn ra khá suôn sẻ, một phần nhờ việc sử dụng khung thân sẵn có của máy bay chở khách Boeing 737-800ERX. Nhờ vậy, chi phí sản xuất mỗi máy bay P-8A rẻ hơn dự tính, chỉ khoảng 150 triệu USD/chiếc.
P-8A Poseidon có phi hành đoàn ba người và trang bị máy phát điện công suất cao hơn bản dân dụng để phục vụ các thiết bị điện tử quân sự. Ḍng P-8A bay êm hơn mẫu tiền nhiệm P-3C nhờ thiết kế cánh rộng hơn và trang bị hệ thống điều khiển điện tử. Tổ bay của P-8A thường không bị nôn nao do nhiễu động mạnh khi bay gần mặt biển như trên chiếc P-3 Orion.
Máy bay P-8A thả ngư lôi Mark 54. Ảnh: Wikipedia.
Khung thân P-8A được gia cố để hoạt động ở độ cao thấp, đổi lại nó tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn ḍng P-3C. Trên thực tế, P-8A được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ ở độ cao lớn, nơi bầu khí quyển mỏng hơn, giúp tiết kiệm nhiên liệu và tối ưu hóa hoạt động của hệ thống cảm biến. Mẫu máy bay này có khả năng tiếp dầu trên không, tăng tầm bay và thời gian tuần thám liên tục. P-8A đạt tốc độ tối đa 900 km/h so với 580 km/h của P-3C.
Máy bay được trang bị hàng loạt hệ thống trinh sát và phát hiện tàu ngầm, trong đó chủ lực là radar khẩu độ tổng hợp đa chế độ AN/APY-10. Loại khí tài này không chỉ bám bắt được mục tiêu tàu nổi từ khoảng cách hàng trăm km, mà c̣n sở hữu chế độ phân giải cao, đủ sức nhận dạng kính tiềm vọng của tàu ngầm trồi lên mặt nước.
Cụm cảm biến quang - điện tử và hồng ngoại MX-20 cho phép xác định mục tiêu ở tầm gần hơn AN/APY-10, trong khi các thiết bị điện tử trên máy bay đóng vai tṛ trinh sát, gây nhiễu và tác chiến mạng. Gần đây, ḍng P-8A được bổ sung thêm radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) hai mặt với tầm quét 360 độ, cho phép xác định các mục tiêu gần bờ biển và sâu trong đất liền.
Ngoài khả năng theo dơi tàu nổi và dấu hiệu tàu ngầm trên mặt biển, P-8 được lắp nhiều thiết bị nhằm phát hiện tàu ngầm đang lặn. Nó có giá treo phao thủy âm phía đuôi, mỗi tổ hợp phao có thể phát ra nhiều tín hiệu để tăng tầm giám sát. Ngoài ra, máy bay c̣n được trang bị cảm biến xác định khí xả động cơ và hơi dầu của tàu ngầm diesel - điện, loại tàu ngầm có độ ồn rất thấp và khó bị phát hiện trên biển.
Phiên bản P-8A của Mỹ không được trang bị cảm biến dị thường từ trường (MAD) như mẫu P-8I xuất khẩu cho Ấn Độ hay P-3C Orion trước đó. Lư do Washington đưa ra là MAD nặng tới 1,5 tấn, lại không phù hợp với hoạt động tác chiến ở độ cao lớn của P-8A. Hải quân Mỹ cho biết mẫu Poseidon có thể hoạt động cùng máy bay không người lái và lấy dữ liệu từ hệ thống MAD của nó.
Một chiếc P-8A (phải) bay cùng với mẫu P-3C. Ảnh: Wikipedia.
Trong trường hợp nổ ra xung đột, mỗi chiếc Poseidon có thể mang theo tối đa 11 tên lửa, bom ch́m hoặc ngư lôi trong thân và dưới cánh. Trong khi phiên bản P-3C phải bay thấp để thả ngư lôi, máy bay P-8A có thể triển khai ngư lôi Mark 54 từ độ cao 9 km nhờ Hệ thống phóng vũ khí độ cao lớn (HAALA). P-8A cũng được trang bị tên lửa chống hạm AGM-84H/K với tầm bắn 240 km.
Một số chuyên gia cho rằng P-8A có thể trở thành oanh tạc cơ chiến lược giá rẻ bằng cách trang bị vũ khí dẫn đường như tên lửa diệt radar AGM-158, tên lửa chống hạm tầm xa LRASM hoặc bom thông minh đường kính nhỏ (SDB) cho nhiệm vụ tấn công mặt đất. Tuy nhiên, hải quân Mỹ chưa xác nhận phương án biến P-8A thành nền tảng chiến đấu đa nhiệm, thay v́ tập trung cho nhiệm vụ trinh sát và săn ngầm.
Ḍng Poseidon được biên chế cho hải quân Mỹ hồi năm 2013, hiện có khoảng 50 chiếc đă đi vào hoạt động trong tổng số 177 máy bay được hải quân Mỹ đặt hàng. Sự xuất hiện của P-8A được cho là rất đúng thời điểm, khi Mỹ phải đối mặt với những loại tàu ngầm có khả năng tàng h́nh cao của Nga, Trung Quốc hay thậm chí là Triều Tiên.
Đây được coi là một trong những khí tài chủ lực của Mỹ nếu nổ ra chiến tranh trên Thái B́nh Dương, với vai tṛ quan trọng hơn cả bộ đôi tiêm kích F-22 và F-35 hay oanh tạc cơ chiến lược B-1B Lancer, chuyên gia quân sự Sebastien Roblin nhận định.
Therealtz © VietBF