Vietbf.com - Nhân chuyến đi Việt Nam 2 ngày, bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ James Mattis tỏ ư hy vọng hai nước đă từng có chiến tranh, Washington và Hà Nội có thể tăng cường hơn nữa các mối quan hệ quốc pḥng trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng trong khu vực.
Bộ trường Quốc pḥng Mỹ James Mattis chỉ vào một tấm ảnh về bản đồ biển Đông trên chuyến bay tới Hà Nội sau khi rời Indonesia. Người đứng đầu Lầu Năm Góc tới Hà Nội nhằm t́m kiếm mối quan hệ an ninh mạnh mẽ hơn trong bối cảnh Trung Quốc bành chướng trên biển Đông.
Người đứng đầu Lầu Năm Góc tới Hà Nội chiều ngày 24/1 sau khi rời Indonesia. Đây là lần đầu tiên ông Mattis tới thăm Việt Nam, chặng dừng chân cuối trong chuyến công du châu Á của ông.
Bộ trưởng Mattis muốn xây dựng ḷng tin và tạo ra một sự minh bạch trong mối quan hệ với Việt Nam. Nhưng đây là một vấn đề nhạy cảm trong nội bộ quân đội Việt Nam.”
Carl Thayer, Giáo sư Học viện Quốc pḥng Úc
Trước chuyến thăm, Bộ trưởng Mattis cho biết ông sẽ t́m kiếm từ các giới chức Việt Nam những bước đi thực tế để thúc đẩy mối quan hệ giữa 2 quân đội, hướng tới “tin cậy và hợp tác.”
GS Carl Thayer của Học viện Quốc pḥng Úc nói: “Bộ trưởng Mattis muốn xây dựng ḷng tin và tạo ra một sự minh bạch trong mối quan hệ với Việt Nam”. Nhưng ông Thayer cho rằng “đây là một vấn đề nhạy cảm trong nội bộ quân đội Việt Nam.”
Nhà phân tích quân sự Úc nói cách tiếp cận của Việt Nam luôn luôn tuần tự và cẩn trọng.
“Trong khi chuyến thăm của ông Mattis sẽ dẫn đến một bước tiến trong quan hệ quốc pḥng song phương giữa Việt Nam và Mỹ, th́ Việt Nam sẽ cân bằng mối quan hệ đó với mối quan hệ với những cường quốc khác,” GS Thayer nhận định.
Bộ trưởng Mattis tới sân bay Hà Nội hôm 24/1. Người đứng đầu Bộ Quốc pḥng Mỹ muốn "xây dựng ḷng tin" với Việt Nam trong chuyến thăm này, theo GS Carl Thayer.
Nhiều nhà phân tích cho rằng Hà Nội rất thận trọng trong việc cân bằng mối quan hệ với Mỹ và Trung Quốc cũng như các cường quốc khác như Nga và Nhật. Ngay trước khi ông Mattis tới Việt Nam, Hà Nội đă tiếp đón Bộ trưởng Quốc pḥng Nga Sergei Shoigu.
Nhưng giáo sư người Úc cho rằng ông Mattis là người thích hợp để thúc đẩy mối quan hệ song phương giữa 2 nước và “ông sẽ có được những phản hồi tích cực từ phía Việt Nam.”
Biển Đông là một phần quan trọng trong nghị tŕnh thảo luận của Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ với người đồng cấp nước chủ nhà, khi ông gặp Bộ trưởng Quốc pḥng Việt Nam Ngô Xuân Lịch vào ngày 25/1.
Trung Quốc vẫn không ngừng các hoạt động nhằm củng cố sự hiện diện của họ trên biển Đông trong khi chính sách quốc pḥng của Mỹ đối với châu Á nhằm kiềm hăm sự bành trướng của TQ chưa thể hiện rơ dưới thời Tổng thống Trump. Hôm thứ 2 (22/1), Trung Quốc cáo buộc hải quân Mỹ “gây ra rắc rối” trên biển Đông sau khi Washington đưa khu trục hạm mang tên lửa dẫn đường tới gần 1 đảo của Trung Quốc.
H̀nh ảnh vệ tinh việc xây dựng của Trung Quốc trên đảo đá Chữ Thập ở biển Đông. Washington cáo buộc Bắc Kinh tiến hành quân sự hóa trên vùng biển có tranh chấp này.
Tuy nhiên theo Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng của Đại học George Mason ở Washington, th́ “ông Mattis có lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc.”
Ngay trước chuyến thăm tới châu Á, Bộ trưởng Mattis cáo buộc Trung Quốc là dùng “mồi nhử kinh tế” để khống chế các nước láng giềng nhỏ hơn.
Trao đổi với các phóng viên sau khi đặt chân tới Hà Nội hôm 24/1, ông Mattis nói “Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong khu vực và do đó tự do hàng hải và tiếp cận biển Đông đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam về mặt kinh tế, và tất nhiên là về mặt an ninh.”
Sách lược (Quốc pḥng Mỹ) vạch rơ hơn mọi lần khi nói Trung Quốc có kế hoạch khống chế khu vực Ấn Độ-Thái B́nh Dương và thay thế vai tṛ lănh đạo của Mỹ.
Nguyễn Mạnh Hùng, GS Đại học George Mason
Trước khi ông Mattis lên đường sang thăm châu Á, Lầu Năm Góc hôm 19/1 công bố Sách lược Quốc pḥng, coi Trung Quốc là nước cạnh tranh chiến lược với Mỹ.
“Sách lược này vạch rơ hơn mọi lần là nói rơ Trung Quốc có kế hoạch khống chế khu vực Ấn Độ-Thái B́nh Dương và thay thế vai tṛ lănh đạo của Mỹ,” theo Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, cũng là một chuyên gia về chính trị và quan hệ quốc tế.
Sách lược quốc pḥng mới công bố xác định Việt Nam và 3 quốc gia Đông Nam Á khác là những đối tác an ninh quan trọng trong khu vực của Hoa Kỳ, theo GS Thayer.
“Sự kiện Việt Nam và Indonesia được chọn là điểm đến của ông Mattis trong chuyến thăm này là bằng chứng cho thấy tầm quan trọng của các nước này đối với mục tiêu của Hoa Kỳ muốn có một “khu vực Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương tự do và mở rộng,” giáo sư Thayer nhận định.
Khu vực Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương nằm trong sách lược đối ngoại an ninh của Mỹ lần đầu được giới thiệu trong chuyến thăm của Tổng thống Donald Trump tới Việt Nam để dự diễn đàn APEC hồi tháng 11 năm ngoái.
Trang tin tức ZingNews nói chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ là “nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị, tin cậy giữa nhân dân và quân đội hai nước.”