Việc Mỹ phát động chiến tranh thương mại với Trung Quốc làm nền kinh tế hai nước bị ảnh hưởng. Có nhiều ư kiến trái chiều về cuộc chiến thương mại này. Ư kiến của cử tri Mỹ ra sao? Phản đối hay ủng hộ?
Cử tri Mỹ vừa gửi đi thông điệp gây ngạc nhiên về cuộc chiến thương mại mà chính quyền Tổng thống Donald Trump phát động với Trung Quốc.
Về lư thuyết, cuộc chiến này lẽ ra phải làm tổn thương ứng viên Đảng Cộng ḥa tại những bang dễ bị tổn thương bởi thuế cao và hành động trả đũa của Bắc Kinh. Dù vậy, kết quả cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ hôm 6-11 lại cho thấy thực tế khác.
Một số ứng viên phản đối biện pháp đánh thuế cao đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc của ông Trump bị đánh bại trong khi một số ứng viên ủng hộ đă chiến thắng. Theo trang Bloomberg, kết quả này khiến ông chủ Nhà Trắng có thêm động lực để tiếp tục chiến lược thương mại "diều hâu" ngay cả khi ông chuẩn bị gặp Chủ tịch Trung Quốc bên lề Hội nghị Thượng đỉnh nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Argentina vào cuối tháng này.
Chính sách thương mại cứng rắn của Tổng thống Donald Trump đối với Trung Quốc đang được ủng hộ
Dù vậy, tại cuộc họp báo diễn ra một ngày sau bầu cử, ông Trump phát đi tín hiệu sẵn sàng đạt thỏa thuận thương mại với Trung Quốc v́ muốn có "quan hệ tốt" với ông Tập và nước này.
Tuy nhiên, một số chuyên gia nhận định với tờ South China Morning Post rằng không nên kỳ vọng cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Trung có thể giúp chấm dứt cuộc tranh căi thương mại kéo dài vài tháng qua bởi sức ép trong nước và giọng điệu cứng rắn của cả 2 bên.
Không những thế, đă xuất hiện nỗi lo ở châu Á rằng ông Trump có thể cứng rắn hơn với Trung Quốc, nhất là trong vấn đề thương mại, sau khi Đảng Cộng ḥa giữ được thượng viện nhưng "mất" hạ viện vào tay Đảng Dân chủ.
"Chính sách đối ngoại là một trong những lĩnh vực giúp chính quyền ông Trump hiểu rơ hơn về ư nghĩa của việc có đảng đối lập kiểm soát một viện quốc hội. Các nghị sĩ Dân chủ ở hạ viện sẽ có thể tiến hành điều trần để điều tra những quyết sách đối ngoại - vốn bị Đảng Cộng ḥa từ chối thực hiện trong 2 năm qua" - ông Peverill Squire, chuyên gia tại Trường ĐH Missouri, nhận định với tạp chí Nikkei Asian Review (Nhật Bản).
Dù vậy, một số chuyên gia khuyến cáo châu Á cần chuẩn bị đối mặt với căng thẳng tiếp tục giữa Washington và Bắc Kinh bởi ông chủ Nhà Trắng nh́n chung c̣n đang nhận được sự ủng hộ của cả 2 đảng trên mặt trận thương mại.
"Ông Trump dường như có đủ sự ủng hộ trong nước để tiếp tục chương tŕnh nghị sự "nước Mỹ trên hết" trên thế giới" - ông Lemahieu đánh giá và dự đoán lập trường cứng rắn của ông Trump đối với thương mại, an ninh và biến đổi khí hậu vẫn sẽ tiếp tục.