Vụ MH370 là điều bí ẩn mà không có lới giải. Đă có rất nhiều giả thuyết về nguyên nhân gây ra cho MH370. Mới đây theo chuyên gia hàng không, một người am hiểu về Boeing 777 mới có thể điều khiển MH370 mất tích.
Theo Sputnik ngày 28/9, ông David Learmount, phi công và là nhà b́nh luận hàng không người Anh trong cuộc phỏng vấn đă nói rằng:
Chỉ có người được đào tạo bài bản và am hiểu sâu rộng về các đặc điểm của một máy bay Boeing 777 đang bay mới có thể điều khiển chuyến bay mang số hiệu MH370 mất tích cách đây hơn năm năm chệch khỏi hành tŕnh.
"Một người có tŕnh độ cao, được đào tạo bài bản về hoạt động của Boeing 777 đă làm điều này", ông Learmount nhấn mạnh. Vị chuyên gia không đi sâu vào chi tiết, liệu ông có nghi ngờ một trong các phi công trên máy bay MH370 đă làm điều đó hay không.
Tuy nhiên, những giả thuyết trước đó của các chuyên gia hàng không cho rằng cơ trưởng của chuyến bay xấu số này Zaharie Ahmad Shah đă lừa cơ phó rời khỏi cabin rồi tự nhốt ḿnh trong đó và chuyển hướng máy bay đi vào không phận ở Ấn Độ Dương và thảm hỏa đă xảy ra do hết nhiên liệu.
Giả thuyết này được củng cố bởi nhiều báo cáo khác nhau về ông Shah rằng phi công này có vấn đề về sức khỏe tâm thần, cụ thể là bị trầm cảm, do chuyện gia đ́nh sau khi ông ta được cho ly hôn.
Một báo cáo truyền thông khác cho hay các nhà điều tra phát hiện rằng ông Shah từng mô phỏng một đường bay giống như đường bay mà MH370 đă thực hiện vài ngày trước khi máy bay mất tích. Việc mô phỏng chuyến bay kết thúc bằng việc máy bay lao xuống Ấn Độ Dương.
Ảnh minh họa
Vô số giả thuyết của các phi công và các chuyên gia khác đưa ra nhiều phiên bản khác nhau, từ việc máy bay bị những kẻ khủng bố cướp và giấu ở một sân bay xa xôi tới việc hệ thống điều khiển của máy bay đă bị tấn công từ mặt đất.
Tuyên bố của ông Learmount cũng trái ngược với lư thuyết rằng máy bay gặp nạn do lỗi kỹ thuật, chẳng hạn như một b́nh ôxy phát nổ khiến máy bay bị hạ áp.
Chuyên gia tư vấn hàng không Alastair Rosenschein từng chỉ ra rằng, nếu điều ǵ đó tương tự xảy ra với MH370 trên không th́ các phi công đă chuyển hướng tới nơi nào đó để có thể hạ cánh càng sớm càng tốt.
"Khi điều này xảy ra, các phi công sẽ đeo mặt nạ ôxy và tiếp theo là máy bay sẽ đến một sân bay khẩn cấp", ông nói.
Tuy nhiên, chuyến bay MH370 thực tế vẫn tiếp tục bay nhiều giờ sau khi biến mất. Điều này được biết dựa trên một số chỉ dấu, với một trong số đó là máy bay tiếp tục hiện lên màn h́nh radar quân sự sau khi biến mất khỏi radar kiểm soát không lưu dân sự.
Máy bay quay 180 độ và bay dọc biên giới giữa các khu vực do quân đội các nước khác nhau kiểm soát. V́ vậy, mỗi bên trong số họ nghĩ rằng phía kia đang điều khiển máy bay nên không phát chuông báo động.
Từ những phân tích trên, ông Learmount kết luận rằng, kẻ không tặc được đào tạo bài bản: Họ hiểu về các vùng chết trong kiểm soát không lưu.
Ngoài ra, theo chuyên gia hàng không Jeff Wise, MH370 bay rất quyết đoán, cho thấy bất cứ ai điều khiển cũng biết ḿnh đang làm ǵ. Bộ phát tín hiệu tạm thời bị ngắt, cũng có nghĩa tên không tặc hiểu về kiểm soát buồng lái.
Cuối cùng là, nếu máy bay gặp phải một thảm họa kỹ thuật trên không th́ nhiều khả năng nó sẽ lao xuống Biển Đông. Nhưng mọi bằng chứng chỉ ra nó lao xuống Ấn Độ Dương. Cụ thể, ba mảnh vỡ được xác nhận là của MH370 đă được t́m thấy trôi dạt vào bờ biển Ấn Độ Dương và bờ biển phía tây châu Phi.
Trước đó, hồi tháng 3/2019, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad cam kết nối lại chiến dịch t́m kiếm chiếc máy bay MH370.
"Miễn là c̣n hy vọng, chúng tôi sẽ tiếp tục t́m ra cách. Chúng tôi dự định sẽ tiếp tục cuộc t́m kiếm. Mất máy bay là một chuyện nhưng mất mạng người là một chuyện khác. Chúng ta không thể chợp mắt mỗi khi nghĩ chuyện ǵ đă xảy ra với MH370, và luôn tự thắc mắc điều đó nhưng không thể có câu trả lời", Thủ tướng Mahathir cho biết.
Máy bay MH370 mất tích hôm 8/3/2014 khi trên đường từ Kuala Lumpur đi Bắc Kinh với 239 người trên khoang. Nhiều giả thuyết đă được đưa ra nhưng đến nay các nhà điều tra vẫn chưa thể t́m ra lư do mất tích của MH370.
Một chiến dịch tìm kiếm quy mô lớn với sự phối hợp của Malaysia, Trung Quốc và Australia cùng với sự hỗ trợ quốc tế đã được triển khai ngay sau khi máy bay mất tích. Tuy nhiên, chiến dịch này đã tạm ngừng từ tháng 1/2017 sau khi tiêu tốn khoảng 150 triệu USD song không thể tìm ra dấu vết của MH370.
Cuộc tìm kiếm thứ hai do công ty Ocean Infinity của Mỹ thực hiện với cam kết "không thấy, không lấy tiền". Cuộc tìm kiếm cũng kết thúc vô vọng sau 90 ngày ḍ quét khoảng 112.000km2 đáy biển ở Ấn Độ Dương.
VietBF@ sưu tầm.