Các báo lớn của Australia thể hiện sự đoàn kết hiếm hoi bằng cách xuất bản các trang nhất khác thường để phản đối các hạn chế với báo chí.
News Corp Australia và Nine dẫn đầu cuộc biểu t́nh hôm 21/10 với các ḍng văn bản bị bôi đen cùng dấu đỏ bên cạnh ghi chữ "bí mật".
Cuộc biểu t́nh nhằm vào luật an ninh quốc gia mà các nhà báo cho rằng ḱm hăm tin tức và tạo ra "văn hóa giấu giếm" ở Australia.
Theo BBC, chiến dịch hôm 21/10 do Liên minh Quyền được biết phát động cũng được một số đài truyền h́nh, phát thanh và báo điện tử ủng hộ.
Các tờ báo lớn của Australia chạy các trang nhất bôi đen vào ngày 21/10. Ảnh: BBC.
Michael Miller, Chủ tịch điều hành của News Corp Australia, đăng lên Twitter h́nh ảnh trang nhất các báo bị bôi đen, bao gồm tờ The Australian và The Daily Telegraph. Ông kêu gọi công chúng chất vấn chính phủ: "Họ đang cố giấu tôi điều ǵ?".
Đối thủ chính của công ty, Nine - chủ của Sydney Morning Herald và The Age - đă chạy các trang nhất tương tự.
Giám đốc điều hành ABC David Anderson cho biết: "Australia có nguy cơ trở thành nền dân chủ bí mật nhất thế giới".
Bài đăng trên Twitter của Chủ tịch Michael Miller kèm h́nh ảnh trang nhất các báo thuộc sở hữu của News Corp Australia. Ảnh chụp màn h́nh.
Hồi tháng 6, cuộc đột kích của cảnh sát vào Tập đoàn Truyền thông Australia (ABC) và nhà của một nhà báo News Corp Australia đă gây ra phản ứng dữ dội.
Các tổ chức truyền thông cho biết các cuộc đột kích được tiến hành dựa trên các bài báo lấy thông tin ṛ rỉ từ người tố giác. Một bài báo nêu chi tiết các cáo buộc tội ác chiến tranh, một bài báo khác cáo buộc cơ quan chính phủ t́m cách theo dơi công dân Australia.
Hôm 20/10, chính phủ Australia nhắc lại khả năng ba nhà báo đối mặt với việc bị truy tố sau các cuộc đột kích.
Thủ tướng Scott Morrison nói rằng tự do báo chí rất quan trọng đối với nền dân chủ của Australia nhưng luật pháp cần được thi hành.
Các nhà tổ chức chiến dịch lập luận rằng các luật an ninh cứng rắn hơn được ban hành trong hai thập kỷ qua đă đe dọa báo chí điều tra, làm xói ṃn "quyền được biết" của công chúng.
Kể từ khi luật chống gián điệp mới được đưa ra vào năm ngoái, các cơ quan truyền thông đă vận động để các nhà báo và người tố giác được miễn trừ khi báo cáo thông tin nhạy cảm.
VietBF © sưu tầm