Cô bé Krista Harrison (11 tuổi) biến mất trước sự sững sờ của bạn bè khi một chiếc xe van chạy qua và không bao giờ trở lại.
Ngày 17/7/1982, cảnh sát làng Marshallville, bang Ohio nhận được tin báo về vụ bắt cóc. Bạn bè Krista kể Krista Harrison đang nhặt vỏ lon nước ở sân bóng đối diện nhà th́ chiếc xe van chạy qua. Từ trên xe, một người đàn ông nhảy xuống đẩy cô bé vào trong rồi phóng đi.
Theo nhân chứng, chiếc màu đỏ sẫm hoặc nâu, cửa kính sau có h́nh cầu lồi. Gă đàn ông khoảng 25-35 tuổi, tóc xoăn dài ngang vai.
Bản vẽ mô tả nghi phạm. Ảnh: Filmrise.
Trong những giờ tiếp theo, cảnh sát cho rằng Krista bị bắt cóc đ̣i tiền chuộc nên một mặt lập chốt kiểm tra xe, mặt khác tới nhà Krista để lắp đặt thiết bị định vị cuộc gọi. Nhưng cuộc gọi của kẻ bắt cóc không bao giờ tới như nhiều người dự kiến. Cuộc t́m kiếm cũng không mang lại kết quả.
6 ngày sau, thi thể của Krista được t́m thấy giữa băi cỏ tại khu đất bỏ hoang ngoài thị trấn, bọc một phần trong túi nylon dạng lớn. Ngay gần thi thể, cảnh sát t́m thấy chiếc quần ḅ nam, áo sơ mi kẻ caro, và đôi găng tay da màu đen. Cách hiện trường vài dặm, cảnh sát t́m thấy chiếc khăn tắm biển và một hộp các tông h́nh chữ L dính nhiều máu.
Qua giám định pháp y, chuyên viên kết luận nguyên nhân tử vong do bị siết cổ, nạn nhân bị xâm hại t́nh dục. Từ trên tóc, quần áo và khăn tắm, giám định viên t́m thấy những sợi vải màu da cam rất đặc biệt - rất giống loại sợi được phát hiện trên thi thể Tina Harmon, bé gái 12 tuổi bị giết hại 8 tháng trước ở thị trấn bên cạnh.
Quá tŕnh xác minh, cảnh sát xác định hung thủ trong vụ án Tina đă bị kết án và giam giữ trong khoảng thời gian Krista bị bắt cóc nên không thể gây án. Từ đây, nhà chức trách nghi ngờ có thể đă bắt nhầm người vô tội v́ ban đầu họ cũng không có bằng chứng trực tiếp kết tội nghi phạm.
Để xác minh sự thật, cảnh sát tập trung t́m manh mối qua sợi vải da cam. Dưới kính hiển vi, cảnh sát xác định sợi vải trong hai vụ án mạng giống nhau, cùng là sợi polyester nhân tạo có dạng ống trụ tam giác, giống loại sợi được dùng trong thảm trải. V́ thế, khả năng hai cô bé gặp phải hai kẻ giết người khác nhau là rất nhỏ.
Giám định viên tiếp theo chuyển sự chú ư tới chiếc túi nylon dùng bọc thi thể. Dựa vào độ dày và phương thức hàn miệng túi, cảnh sát t́m ra nhà máy chuyên sản xuất loại túi này trong địa phận tiểu bang Ohio. Phía nhà máy cho biết loại túi này được sản xuất để làm bao b́ vận chuyển loại ghế da màu đen đặc thù của xe van.
Liên lạc với công ty sản xuất ghế, cảnh sát được biết loại ghế này được bán với số lượng giới hạn trong thời gian nhất định. Khi vận chuyển, ghế sẽ được bọc trong túi nylon cùng hộp các tông h́nh chữ L, tương tự túi nylon và hộp các-tông được t́m thấy gần hiện trường.
Hộp các tông h́nh chữ L đặc thù bị vứt tại hiện trường. Ảnh: Filmrise.
Điều tra viên rà soát danh sách người mua loại ghế đặc thù này và lọc ra những người nào trong bang Ohio từng mua loại ghế này trong khoảng một tháng trước khi vụ giết người xảy ra. Tuy vậy, 23 người trong danh sách không có ai sở hữu chiếc xe van màu nâu sẫm hoặc đỏ mà có kính cửa sau dạng cầu lồi. Vụ án bế tắc khi không có manh mối.
Năm 1984, hai năm sau khi Krista bị giết hại, cô gái 28 tuổi tên Debbie bị bắt cóc tại trạm đổ xăng, cách sân bóng nơi Krista gặp nạn khoảng 50 dặm. Trong 12 tiếng, Debbie bị cạo trọc đầu, đánh đập và tra tấn tại nhà riêng của kẻ bắt cóc. Sáng hôm sau, nhân lúc kẻ này đi làm, Debbie giằng lỏng được dây trói và trốn ra ngoài.
Thông qua Debbie, cảnh sát xác định kẻ bắt cóc là Robert Anthony Buell, một công chức pḥng kế hoạch. Hắn ta sau đó nhận tội Hiếp dâm và Bắt cóc trong vụ việc của Debbie.
Quá tŕnh điều tra Robert, cảnh sát thấy tên này sở hữu chiếc xe van màu nâu, khớp với mô tả nhân chứng trong vụ bắt cóc Krista. Cửa kính sau xe của Robert có h́nh vuông và là dạng trượt, nhưng hàng xóm của ông ta cho biết Robert đă thay cửa kính dạng cầu lồi sau khi tin tức vụ bắt cóc được lan truyền rộng răi. Đặc biệt, sàn xe được trải thảm màu da cam, trùng khớp với những sợi vải trên thi thể Krista.
Điều tra kỹ hơn, cảnh sát phát hiện Robert đă mua hai chiếc ghế da màu đen vào ngày 30/6/1982, ba tuần trước vụ giết người. Khám nhà, nhà chức trách cũng t́m được chiếc quần ḅ cùng nhà sản xuất, kích cỡ, và cùng kiểu mài ṃn như chiếc quần tại hiện trường. Trên chiếc quần bị vứt có những vết sơn màu be và xanh, trùng với mẫu thử lấy từ sơn tường tại nhà của Robert.
Tại phiên ṭa xét xử Robert, công tố viên cho rằng sau khi bắt cóc Krista, ông ta bọc thi thể trong túi nilon, cho vào trong hộp các-tông vứt phi tang.
Robert Anthony Buell. Ảnh: FBI.
Với những bằng chứng trên, Robert bị bồi thẩm đoàn kết tội Giết người với án chung thân. Robert bị thi hành án tử h́nh bằng tiêm thuốc độc vào năm 2002, dù luôn khẳng định ḿnh không giết hại Krista. Bữa ăn cuối cùng của ông ta là một quả ô liu nguyên hạt.
Robert không bị khởi tố tội giết người trong vụ án của Tina Harmon, nhưng lông chó t́m thấy trên thi thể nạn nhân trùng khớp với lông của con chó được chôn cất sau nhà của Robert. Tới năm 2010, ADN tại hiện trường vụ án của Tina được kết luận trùng khớp với ADN của Robert. Điều này cho thấy ông ta có liên quan tới vụ án mạng của Tina, điều tra viên nhận định.
Dù Robert đă bị kết án, một số người vẫn nghi ngờ có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm. Năm 2008, một nhà báo địa phương đặt giả thuyết rằng Ralph Ross Jr., cháu trai của Robert có thể đă trợ giúp hoặc là kẻ gây án chính. Nhà báo chỉ ra rằng Ralph lái chiếc xe gần giống như Robert, anh ta cũng là người giúp chú lắp đặt ghế mới và phụ trách việc vứt túi nylon. Ngày thi thể bị vứt bỏ, Robert xin nghỉ làm, khi quay lại th́ bị băng bó ở tay.
Hiện, nhà chức trách vẫn xác định Robert là hung thủ duy nhất trong hai vụ sát hại bé gái. Người bị kết tội trong vụ án của Tina đă được trả tự do.
VietBF © sưu tầm