Chiếc đồng hồ Thụy Sĩ hiệu Rolex cao cấp mà Bộ trưởng An ninh nội địa Mỹ Kristi Noem đeo trên tay khi đến thăm 'siêu nhà tù' ở El Salvador đang gây tranh căi dữ dội.
Trong khuôn khổ chuyến công du ba ngày đến El Salvador, Colombia và Mexico, ngày 26-3 nữ Bộ trưởng An ninh nội địa Mỹ Kristi Noem đă đến thăm Trung tâm Giam giữ khủng bố (CECOT) ở El Salvador.
Tuy nhiên, mọi sự chú ư của công chúng đổ dồn về chiếc đồng hồ vàng trên cổ tay của nữ bộ trưởng.
Chiếc đồng hồ gây tranh căi
Báo Washington Post nhận xét chiếc đồng hồ Thụy Sĩ cao cấp lấp lánh trên cổ tay bà Noem đă vô t́nh tạo ra sự tương phản rơ rệt giữa h́nh ảnh của vị quan chức chính quyền Mỹ với khung cảnh những người đàn ông bị cạo đầu, mặc áo phông và quần đùi trắng, đứng lặng lẽ nh́n bà qua song sắt pḥng giam chật ních người ở CECOT.
“Nếu bạn đến đất nước chúng tôi trái phép, đây là một trong những hậu quả mà bạn có thể phải đối mặt”, bộ trưởng An ninh nội địa Mỹ nói trong một đoạn video ghi lại cảnh bà đi tham quan “siêu nhà tù”, nhằm răn đe những người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ.
Ngay khi những bức ảnh, video ghi lại h́nh ảnh bà Noem ở “siêu nhà tù” được công khai trên mạng xă hội, nhiều người đă đổ xô đi t́m “danh tính” chiếc đồng hồ này.
Sau đó, nhiều người phát hiện chiếc đồng hồ bà Noem diện trên tay là chiếc Rolex Cosmograph Daytona bằng vàng 18K, có giá bán trên thị trường khoảng 50.000 - 60.000 USD.
Chiếc đồng hồ Thụy Sĩ ngay lập tức khơi dậy làn sóng phẫn nộ từ những người nhập cư. Họ cho rằng chiếc đồng hồ bằng vàng 18K là biểu hiện của sự vô cảm trước thực tế khắc nghiệt của những người nhập cư bị giam giữ và bị trục xuất khỏi nước Mỹ.
“Bà đang đứng trước tất cả những người dân ở một quốc gia rất nghèo, những người thuộc nhóm 10 - 20% người nghèo nhất đất nước này và trông như bà đang khoe khoang sự giàu, phô trương sự tự do của ḿnh” - ông Adam Isacson, một nhà phân tích tại một nhóm hành động về nhân quyền, thể hiện sự bất b́nh.

Chiếc đồng hồ đắt đỏ trên cổ tay nữ Bộ trưởng Noem trở thành nguồn cơn gây tranh căi dữ dội - Ảnh: REUTERS
Trước làn sóng chỉ trích dữ dội, bà Tricia McLaughlin, trợ lư bộ trưởng An ninh nội địa, giải thích bà Noem đă mua chiếc đồng hồ này bằng số tiền thu được từ việc bán những cuốn sách bán chạy nhất theo b́nh chọn của tờ New York Times.
Nữ bộ trưởng chọn mua một vật đắt đỏ để bà có thể sử dụng ở thời điểm hiện tại và có thể để lại cho con cháu sau này.
Một số người dùng mạng xă hội cũng lên tiếng bênh vực bà Noem.
“Bà ấy thành đạt và tôi chắc chắn sự thành công của bà ấy khiến các bạn tức giận”, một người b́nh luận trên mạng xă hội.
Các chính trị gia tránh xài đồ hiệu
Cũng theo tờ Washington Post, những thập kỷ gần đây, phần lớn các chính trị gia ở Mỹ đă hạn chế đeo đồng hồ đắt tiền để tránh bị xem là “tạo khoảng cách giàu nghèo” với người dân b́nh thường, cũng như nhận những phản ứng không mong muốn từ công chúng.
Hai cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton và George W. Bush đều đeo đồng hồ của nhăn hiệu Timex giá rẻ. Trong khi đó, cựu tổng thống Barack Obama thường xuyên diện chiếc đồng hồ Shinola giá 595 USD.
Trước đó, cựu tổng thống Joe Biden từng bị chỉ trích “thượng lưu” khi đeo chiếc đồng hồ Rolex Datejust 7.000 USD trong lễ nhậm chức. Được biết, chiếc đồng hồ này là món quà ông Biden nhận được từ vợ.
Tranh căi việc đưa người đến El Salvador
Giữa tháng 3-2025, chính quyền Tổng thống Donald Trump trục xuất 238 người Venezuela với cáo buộc có liên quan đến băng đảng tội phạm Tren de Aragua đến “siêu nhà tù” CECOT ở El Salvador, theo Đạo luật Kẻ thù từ nước ngoài (1798).
Trái lại, truyền thông Mỹ sau đó lại đưa tin nhiều người trong số hơn 200 người Venezuela bị đưa đến El Salvador không phải là tội phạm, không thuộc băng đảng tội phạm khét tiếng Tren de Aragua, cũng như không có tiền án, tiền sự như cáo buộc của chính quyền Mỹ.
Nhà tù lớn nhất khu vực Mỹ Latin với sức chứa lên đến 40.000 người là nơi được mệnh danh “một đi không trở lại”. Những người bị giam giữ tại đây phải cạo đầu, ngủ trên giường tầng không có nệm, luật sư và người thân không được phép đến thăm.
VietBF@ Sưu tập