Đau ở vùng kín, nam thanh niên lên mạng hỏi ChatGPT và nhận được chẩn đoán mắc bệnh lư cấp cứu ngoại khoa nguy hiểm khiến cậu hốt hoảng cầu cứu bác sĩ.
Ngày 29/6, bác sĩ Mai Văn Lực - Khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E (Hà Nội), chia sẻ với VietNamNet về trường hợp nam thanh niên 22 tuổi (Hà Nội) đến khám trong tâm trạng lo lắng.
Dù chưa tới lượt, bệnh nhân gơ cửa pḥng khám, yêu cầu được kiểm tra ngay. Cậu hốt hoảng: "Bác sĩ ơi, em sợ em bị xoắn tinh hoàn".
Bệnh nhân cho biết cảm thấy đau tức vùng b́u trái, sau khi tra cứu trên mạng và hỏi ChatGPT, được AI trả lời rằng đây là dấu hiệu xoắn tinh hoàn, cần cấp cứu ngay để tránh nguy cơ cắt bỏ. Hàng loạt thông tin nguy hiểm về bệnh lư này khiến nam thanh niên sợ hăi.
Do xoắn tinh hoàn là t́nh trạng cấp cứu nam khoa, bác sĩ Lực đă ưu tiên kiểm tra cho bệnh nhân, dù pḥng khám đang đông người cao tuổi.
Sau khi thăm khám kỹ lưỡng và siêu âm, bác sĩ xác định bệnh nhân chỉ bị giăn tĩnh mạch thừng tinh trái độ II, không nguy hiểm như chẩn đoán của AI. Nam thanh niên được tư vấn dùng thuốc, theo dơi và tái khám định kỳ.
Bác sĩ Lực khuyến cáo người dân không nên tự chẩn đoán qua Internet hoặc công cụ AI khi cơ thể có dấu hiệu bất thường, đặc biệt ở vùng nhạy cảm. Mạng xă hội và AI có thể cung cấp thông tin nhanh, nhưng không đảm bảo độ chính xác và không thay thế được bác sĩ.
Việc tự chẩn đoán sai có thể gây hoang mang hoặc nguy hiểm hơn là khiến bệnh nhân chủ quan khi t́nh trạng thực tế nghiêm trọng. Bác sĩ nhấn mạnh, người dân cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị chính xác.
Bác sĩ Lực cho biết trường hợp trên là lời cảnh báo về việc sử dụng thông tin y tế trên mạng. Thay v́ dựa vào AI hay mạng xă hội, người bệnh nên t́m đến bác sĩ chuyên khoa để có chẩn đoán đúng và kịp thời, tránh những hậu quả không đáng có do thiếu thông tin hoặc hiểu sai vấn đề.
VietBF@ sưu tập
|