Vedomosti dẫn nguồn tin từ Rosoboronexport cho biết, đầu năm 2012, Bộ Quốc pḥng Trung Quốc đă mua 140 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy AL-31F.
Hợp đồng có tổng giá trị lên tới 700 triệu USD. Nhà máy Salyut ở Moscow sẽ có trách nhiệm cung cấp các động cơ máy bay này.
Cũng theo nguồn tin, trong hơn 2 năm, Trung Quốc đă mua của Nga số động cơ máy bay trị giá 4 tỷ USD. Chính nhờ các hợp đồng này, nhà máy Salyut có đủ công việc cho đến năm 2015.
Việc mua số lượng lớn động cơ chứng tỏ Trung Quốc c̣n lâu mới làm chủ hoàn toàn công nghệ động cơ cho chiến đấu cơ nước này, kể cả J-20.
Dự kiến, trong tương lai Trung Quốc sẽ tăng đặt hàng động cơ AL-31F và họ sẽ mua những biến thể có công suất mạnh hơn. Đồng thời, 140 động cơ đă mua sẽ được cung cấp loại có lực đẩy lớn hơn.
Năm 2011, Trung Quốc đă mua 150 động cơ AL-31F để lắp cho máy bay tiêm kích Su-27 mà nước này đă mua từ trước, cũng như mẫu sao chép J-11. Ngoài ra, Trung Quốc cũng mua thêm 123 động cơ AL-31FN để lắp cho máy bay J-10.
Mùa Thu năm 2011, Nga đă kư hợp đồng bán cho Trung Quốc 184 động cơ D-30KP-2 cho máy bay vận tải Il-76, máy bay ném bom H-6 và máy bay vận tải thế hệ mới Y-20.
Tháng 10/2011, Tổng giám đốc nhà máy Salyut Vladislav Masalov cho biết số động cơ bán cho Trung Quốc đă vượt quá 1.000 chiếc. Đồng thời, do đặt hàng động cơ tăng nên nhà máy Salyut ngày càng gặp khó khăn khi thực hiện các hợp đồng.
“Chúng tôi có những chỗ c̣n hạn hẹp do liên quan đến các nhà cung cấp kim loại làm vật liệu và các linh phụ kiện và cụm chi tiết," ông Masalov nói.
Trung Quốc là một trong những khách hàng lớn nhất mua động cơ máy bay của Nga. Tŕnh độ công nghệ của nước này chưa cho phép sản xuất động cơ máy bay có thể khai thác lâu dài trong trang bị kỹ thuật quân sự.
Trung Quốc cũng nỗ lực phát triển động cơ nội địa WS-10 và một số loại động cơ khác dùng cho tiêm kích đa năng J-10 và J-11, song độ tin cậy, lực đẩy và dự trữ giờ bay giữa các lần sửa chữa của chúng c̣n kém xa AL-31 của Nga.
Nguyễn Vũ (theo Lenta)