Australia sẽ phát triển mạng lưới các công viên hải dương lớn nhất thế giới, bảo vệ các vùng biển trải rộng trên diện tích bằng cả nước Ấn Độ, trong khi cấm khai thác dầu lửa, khí đốt và giới hạn đánh bắt cá ở một số khu vực nhạy cảm nhất.
Cơ quan bảo tồn biển của Australia sẽ tăng số lượng các vùng biển được bảo vệ từ 27 lên đến 60, trải rộng hơn 3 triệu km2, bằng 1/3 vùng biển của nước này.
Tuyên bố về mạng lưới các công viên biển trên được đưa ra trước khi hơn 130 nguyên thủ quốc gia, lănh đạo các chính phủ nhóm họp ở Rio de Janeiro để tham dự cuộc họp về phát triển bền vững của Liên hợp quốc, trong nỗ lực ḱm chế biến đổi khí hậu. Đây là một trong những hội nghị lớn nhất trong lịch sử Liên hợp quốc.
Các khu bảo tồn mới sẽ được thiết lập từ Perth Canyon ở tây nam tới đảo Kangaroo ngoài khơi bờ biển phía nam. Tuy nhiên trung tâm của hoạt động bảo tồn là vùng biển Coral Sea, quanh băi đá Great Barrier Reef ở đông bắc. Thông tin được Bộ trưởng Môi trường Australia tiết lộ vào ngày hôm nay.
“Công viên hải dương Coral Sea quốc gia…được kết hợp với khu vực Great Barrier Reef, trở thành khu vực hải dương được bảo vệ lớn nhất thế giới”, Burke cho hay.
Ông cho biết thêm, kế hoạch bảo vệ sẽ cấm khai thác dầu và khí đốt ở trong các công viên hải dương quốc gia và cũng tác động đến ngành đánh bắt cá.
Tuy nhiên, các nhóm bảo vệ môi trường và sinh vật hoang dă cho rằng động thái không đủ tiến xa để bảo vệ các loài có vú trong đại dương khỏi các hoạt động khai thác dầu mỏ, khí đột ở nhiều khu vực khác.
Đầu tháng này, một báo cáo của Liên hợp quốc cho biết Great Barrier Reef đang bị đe dọa do phát triển công nghiệp và có thể phải bị xem xét vị trí là di sản thế giới của nó có xứng đáng trong năm tới hay không.
Tuần trước Australia đă hoăn phê chuẩn môi trường cho dự án than trị giá 10 triệu đô la Australia được một công ty của Ấn Độ đề xuất, theo đó sẽ tăng lượng tàu bè giao thương qua Great Barrier Reef.
Vũ Quư
Theo AFP