(Đất Việt) Chỉ số về môi trường kinh doanh của EuroCham đă giảm từ 56 điểm xuống c̣n 48 điểm, cho thấy mức độ tin cậy và triển vọng kinh doanh trong cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam lần đầu tiên đă giảm xuống dưới mức chỉ số “trung b́nh”.
Pḥng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho biết, các doanh nghiệp (DN) tham gia vào cuộc khảo sát (trong đó 38% DN thuộc ngành công nghiệp dịch vụ, 30% thuộc ngành sản xuất, c̣n lại là thương mại và các ngành khác) bày tỏ sự lo ngại ngày càng tăng về t́nh h́nh kinh doanh hiện tại, triển vọng kinh doanh cũng như triển vọng kinh tế tổng thể của Việt Nam.
Sụt giảm ḷng tin
Trong số những DN phản hồi chương tŕnh khảo sát của EuroCham, lượng DN đánh giá “tốt” giảm từ 34% xuống c̣n 29%, trong khi cùng thời kỳ này năm ngoái là 43%. Chỉ 1% phản hồi miêu tả t́nh h́nh kinh doanh hiện tại của họ là “xuất sắc”. Các đánh giá trung lập về t́nh h́nh kinh doanh hiện tại vẫn giữ trong khoảng 30%. Điều đáng lo ngại là có sự gia tăng về số DN (khoảng 10%) cho rằng t́nh h́nh kinh doanh hiện tại của họ là “rất xấu”. Có tới 39% phản hồi có đánh giá tiêu cực về t́nh h́nh kinh doanh hiện tại.
Đơn hàng sụt giảm mạnh là một trong những mối bi quan lớn của cộng đồng các DN trong và ngoài nước. Ảnh: Đ.Thư.
Nhận xét về kết quả cuộc khảo sát lần thứ 8 về Chỉ số kinh doanh của các doanh nghiệp châu Âu hàng quý do EuroCham thực hiện vào tháng 7/2012, công bố ngày 2/8, ông Preben Hjortlund, Chủ tịch EuroCham, cho rằng: “Trong năm 2012, chỉ số về môi trường kinh doanh của EuroCham đă giảm từ 56 điểm xuống c̣n 48 điểm, chỉ ra sự sụt giảm ḷng tin vào Việt Nam như là một điểm đến đầu tư. Từ lần đầu tiên từ khi chúng tôi bắt đầu cuộc điều tra trong quư III/2010, chỉ số đă giảm xuống dưới mức trung b́nh (50 điểm) hướng đến quan điểm kinh doanh tiêu cực! Điều đó cho thấy các doanh nghiệp đang mất đi sự kiên nhẫn, và càng nhấn mạnh hơn nữa sự cần thiết Việt Nam cần nâng cao sức cạnh tranh và sức thu hút như là một điểm đến kinh doanh”.
Thận trọng đầu tư
Mặc dù, tín hiệu lạc quan hiếm hoi của các DN châu Âu là lạm phát đă giảm so với quư trước. Tuy nhiên, chia sẻ về kế hoạch liệu có tăng đầu tư tại Việt Nam, lượng DN “lắc đầu” khá nhiều, 33% DN trong cuộc điều tra này có kế hoạch giảm đầu tư, trong đó 20% tuyên bố sẽ “giảm đáng kể” đầu tư tại Việt Nam trong năm nay. Đáng chú ư là một năm trước chỉ có 4% DN tuyên bố sẽ giảm đầu tư. Điều này cho thấy sự gia tăng xu hướng các doanh nghiệp thận trọng hơn với việc đầu tư và một vài doanh nghiệp đă bắt đầu kế hoạch giảm các hoạt động tại VN. DN cũng không mấy lạc quan vào việc kỳ vọng vào lượng đơn hàng và mức doanh thu mong đợi về mặt trung hạn, đa phần cho rằng đơn hàng ngày một giảm đi, 26% DN tham gia khảo sát đang có kế hoạch giảm nhân sự tại Việt Nam.
Nh́n về 6 tháng tới, có đến 60% DN cho hay, họ tiếp tục nh́n thấy sự suy giảm của một nền kinh tế vốn đă khó khăn. Các biện pháp ổn định kinh tế không làm giảm lo ngại của cộng đồng DN. Một số điều khoản trong luật lao động mới như: hạn chế chặt chẽ hơn với người lao động nước ngoài, tiếp đó là việc tăng thời gian nghỉ sinh và hạn chế mới về làm việc quá giờ… có hiệu lực từ 1/5/2013 sẽ tác động ít nhiều đến hoạt động kinh doanh của DN. “Mặc dù đă có một vài bước tiến trong lạm phát, vẫn có một làn sóng hay các vấn đề hiện tại và mới làm xói ṃn ḷng tin trong môi trường kinh doanh tại Việt Nam: các vấn đề về kinh tế vĩ mô, thiếu cơ sở hạ tầng tương xứng và các thủ tục hành chính vẫn c̣n tiếp diễn”, ông Paul Jewell, Giám đốc điều hành Eurocham bày tỏ.
Hạ dự báo tăng trưởng xuất nhập khẩu
Theo báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 8 công bố ngày 2.8, ngân hàng HSBC điều chỉnh dự báo về tăng trưởng xuất khẩu xuống 13,7% từ mức 16,6% cho năm 2012 và tăng trưởng nhập khẩu xuống 6,5% từ mức 12,3% trước đó. Thâm hụt thương mại trong năm nay dự đoán sẽ là 3,5 tỷ USD, giảm so với mức dự đoán 6,4 tỷ USD trước đó. Nguyên nhân, theo ngân hàng này, với t́nh h́nh suy thoái hiện tại ở khu vực đồng tiền chung châu Âu và kinh tế Mỹ đang đi xuống, nhu cầu hàng xuất khẩu Việt Nam trong tương lai sẽ tiếp tục suy yếu. Ngoài ra, HSBC cũng cho rằng việc lạm phát đang chậm lại sẽ tạo cơ hội cho NHNN cắt giảm lăi suất thêm nữa, với hy vọng lăi suất tái chiết khấu sẽ được cắt giảm thêm 1%. Tuy nhiên, việc cắt giảm lăi suất này khó có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến các hoạt động tín dụng. Bởi cá nhân và doanh nghiệp đang không muốn vay thêm các khoản nợ hay khó có thể tiếp cận vốn vay, v́ thiếu các tài sản thế chấp hoặc đang ở trong t́nh trạng mắc nợ. (M.Yên).
Đăng Thư