Chuyện buồn ở "vương quốc" những bà mẹ nhí - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2012 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 11-22-2012   #1
dh2003
R7 Tuyệt Đỉnh Cao Thủ
 
dh2003's Avatar
 
Join Date: Sep 2008
Posts: 9,141
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 26
dh2003 Reputation Uy Tín Level 1dh2003 Reputation Uy Tín Level 1
Default Chuyện buồn ở "vương quốc" những bà mẹ nhí

Bà Phạm Thị Vinh, Phó chủ tịch xă Tà Lài (huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai) trăn trở: "Dù nơi đây, hệ thống điện đường trường trạm đă phủ khắp nhà đồng bào nhưng bóng đen hủ tục tảo hôn trong cộng đồng người Mạ, người S'Tiêng vẫn c̣n hiện hữu".

Bỏ học về nhà đ̣i lấy chồng

Theo đường Tà Lài chúng tôi đến được với khu vực sinh sống của cộng đồng người Mạ và S'Tiêng ở ven sông Đồng Nai giáp với vùng đệm Vườn quốc gia Cát Tiên. Buôn làng của cộng đồng người Mạ, S'Tiêng nằm khuất sau những rặng tre cao vút và những vườn điều đă thu hoạch. Ánh nắng gay gắt buổi trưa của miền Đông Nam Bộ như rọi trực tiếp vào buôn làng khiến cho vùng đất thêm đ́u hiu, ảm đạm. Và đằng sau ngôi làng ấy đang ẩn chứa những câu chuyện buồn về các thiếu nữ chưa kịp lớn đă phải cất bước theo chồng về làm vợ, làm mẹ của những đứa trẻ.

Nhờ sự hướng dẫn trước của chị Phạm Thị Vinh, ngay khi vừa qua khỏi chiếc cầu treo Tà Lài, chúng tôi ghé thăm nhà của cặp vợ chồng nhí K'Lớp (18 tuổi). Trong căn nhà lợp tranh, vách nứa ở cuối làng, K'Lớp kể về chuyện t́nh của ḿnh với giọng buồn buồn. K'Lớp cho biết: "Tôi lấy chồng khi chỉ mới 15 tuổi. Tôi biết chồng ḿnh khi đang là học sinh trường dân tộc nội trú ở ngoài huyện. Sau vài lần gặp gỡ, nói chuyện, đi chơi với nhau thấy ưng cái bụng là hai đứa về nhà bảo bố mẹ lo liệu rồi cưới luôn.



Bà Phạm Thị Vinh - Phó Chủ tịch xă Tà Lài nói về vấn nạn tảo hôn của cộng đồng người Mạ, S'Tiêng

Ngày đó, chồng thương ḿnh lắm, chồng bảo nếu không cưới được tôi, chồng sẽ bỏ làng mà đi hoặc là tự tử. Một phần v́ thương chồng, một phần v́ sợ chồng làm bậy nên đồng ư lấy làm chồng. Bây giờ hai vợ chồng có hai mặt con nhưng gia cảnh th́ khó khăn lắm. Suốt ngày hai vợ chồng phải vào rừng kiếm măng, hái rau về bán rồi sống qua ngày. Có hôm mưa gió không đi rừng được con cái đói ăn, hai vợ chồng lại lời ra tiếng vào".

Anh K'Hoàn, cán bộ xă Tà Lài cứ lắc đầu lia lịa khi nói về K'Lớp: "Từ ngày K'Lớp lấy chồng đến giờ hai vợ chồng cứ căi nhau, giận nhau suốt ngày. Cha mẹ hai bên khuyên bảo thế nào cũng chẳng nghe. Nó lấy chồng mà suốt ngày đ̣i về nhà mẹ đẻ. Nó bảo ở bên chồng khổ lắm. Đấy hồi đó, bảo c̣n nhỏ lo mà học đi th́ không chịu cứ một hai đ̣i lấy chồng, thầy cô, bạn bè, khuyên bảo, nói hết lời nhưng nó không nghe. Giờ lấy chồng rồi th́ phải theo chồng thôi, nhớ th́ về thăm, chứ ở luôn sao được. Ngày trước vợ chồng sống với nhau như thế này, làng phạt nặng lắm đó".

Tục tảo hôn ăn sâu vào tâm thức của người Mạ, S’ Tiêng, nhiều cô gái trẻ c̣n chưa nhận thức hết mọi tất bật của cuộc sống thường ngày. Vậy mà chỉ v́ một phút lỡ dại các cô gái trẻ phải theo chồng bỏ cuộc chơi. K' Pơ Prớt (22 tuổi), lấy chồng từ cách đây 5 năm kể lại: Đang cắp sách đến trường cùng lũ bạn th́ tự dưng K' Pơ Prớt bỏ học về làng đ̣i lấy chồng. Hỏi ra mới hay nó đă mang bầu gần 3 tháng rồi.

Theo tục lệ của người Mạ, con gái chưa lấy chồng, cha mẹ hai bên chưa biết nhau mà để cho có bầu, như thế là "con gái hư" nên phía nhà trai không chịu cưới K'PơPrớt về làm dâu. Thương đôi trẻ quá, sau hơn một tháng trước sự khuyên nhủ của nhiều người trong làng và già làng lên tiếng nên gia đ́nh bên nhà trai đă gác lại mọi hiềm khích và đám cưới mới được tổ chức.



Chị K' Lớp cùng đứa con trai của ḿnh

Gần 5 trôi qua kể từ ngày làm vợ, làm mẹ của ba đứa con người thiếu nữ K' Pơ Prớt tươi trẻ, khỏe mạnh ngày nào, giờ đây trông héo hon, gầy guộc và già hơn so với cái tuổi 22 của ḿnh. "Nhà ḿnh rẫy ít, hai bên gia đ́nh đều nghèo nên hai đứa lấy nhau rồi phải đi làm thuê. Hai vợ chồng làm được đồng nào ăn đồng nấy. Có khi đứa con ốm c̣n chẳng có tiền mà đi mua thuốc. Cũng may có sổ hộ nghèo nên đưa con đi trạm xá khám nên không mất tiền", K' Pơ Prớt nói về gia cảnh.

Chị K'Út, quản lí Nhà văn hóa xă Tà Lài giải thích: "Trước t́nh trạng tảo hôn cứ đeo bám lấy cuộc sống của đồng bào, về phía chính quyền đă ra sức vận động, tuyên truyền pháp luật, chủ trương của Đảng và Nhà nước đến tận nhà nên tỉ lệ tảo hôn đă giảm phần nào. Nhưng ở làng Mạ và làng S'Tiêng con gái cứ 15-16 tuổi là đi lấy chồng vẫn c̣n nhiều. Nhiều em đang sinh hoạt ở nhà văn hóa, hay đang theo học ở các trường tự dưng nghỉ ngang, hỏi ra mới biết nghỉ để về nhà lấy chồng. Có em mới 14 tuổi đă mang thai. Những trường hợp như thế, thường th́ gia đ́nh hai bên chẳng chịu tổ chức đám cưới, cứ mặc tụi nhỏ thương th́ ráp lại với nhau mà sống".

Già làng cũng bó tay

Bà Phạm Thị Vinh, Phó chủ tịch UBND xă Tà Lài cho biết, xă có khoảng 7.600 dân, trong đó đồng bào dân tộc chiếm 30% dân số toàn xă với 12 dân tộc. Riêng ấp 4 là địa bàn có số lượng người Mạ và người S'Tiêng cư trú đông nhất và được phân chia thành 2 khu vực rơ rệt, một bên là làng của người S'Tiêng, bên c̣n lại là khu vực của người Mạ. Dù biết trong xă có đám cưới tảo hôn nhưng rất khó ngăn chặn bởi chặn làm sao được khi cô dâu nhí đă mang bầu, khi đôi nam nữ đă ở với nhau. Cán bộ khuyên can nhiều họ bảo đủ tuổi họ sẽ ra đăng kí kết hôn. Nếu ḿnh làm căng, cứng nhắc, bắt bỏ tù th́ tội cho các em gái và đứa con trong bụng.

Nói về nạn tảo hôn, ông K' Cân, Trưởng ấp 4, xă Tà Lài thừa nhận, chuyện con em người Mạ, người S'Tiêng mới 15-16 tuổi đă lấy chồng, lấy vợ là có thật và khá phổ biến ở vùng này. Địa phương tổ chức tuyên truyền, phân tích so đo thiệt hơn biết bao lần nhưng tụi nhỏ không nghe, không chịu hiểu. Hễ chúng thấy thích là chúng đến với nhau, thậm chí c̣n rước bầu về nhà... Do đồng bào quen với tục lệ nên cũng chẳng chịu ngăn cản, không nói được con nên cứ để mặc chúng thích th́ lấy nhau, miễn sao không dính họ hàng máu mủ với nhau là được. Do vậy, nhiều câu chuyện đắng ḷng của những bà mẹ trẻ cứ xảy ra liên miên ở vùng này.



Ông K'Lư -già làng người S'Tiêng cũng bó tay trước sự "lộng hành" của bọn trẻ

Chị K'Út thở dài khi đề cập đến vấn nạn tảo hôn, tập tục khó bỏ trong buôn làng S'Tiêng: "Khi cha mẹ hai bên, già làng và chính quyền địa phương biết chuyện tảo hôn th́ sự việc đă lỡ rồi. Những trường hợp như thế, địa phương phối hợp với già làng chỉ c̣n cách vận động bà con không được làm đám cưới rầm rộ. Lắm lúc gặp đám cưới tảo hôn là người thân quen th́ cán bộ chỉ biết dở khóc dở cười. Ḿnh không đi không được bởi sợ phía nhà trai, nhà gái giận, trách. Mà đi th́ chẳng khác ǵ ḿnh tiếp tay, cổ súy cho nạn tảo hôn. Thế nên đành chỉ gửi thiệp chúc mừng".

Giờ đây vào ấp 4 th́ đa phần nhà ai cũng nghèo, cũng đông con, các già làng có muốn phạt th́ cũng đành bó tay v́ nhà nào cũng lo ăn từng ngày, lấy tiền, lấy trâu đâu mà nộp phạt. Chị K'Út cho biết thêm: "Những năm sau này tiếng nói của các già làng không c̣n nhiều giá trị, sức mạnh như trước nữa nên dẫu muốn duy tŕ nề nếp, tập tục như ngày trước, các già làng đành lực bất ṭng tâm.
[img][/img]

Trong khi đó, các đoàn thể ở ấp th́ sinh hoạt không mạnh và không thực sự quyết tâm, quyết liệt trước nạn tảo hôn. Mặt khác, cách giáo dục của những người làm cha làm mẹ ở làng rất "thoáng", t́nh cảm mẹ cha, con cái không có sự khăng khít, mặc con cái muốn đi đâu th́ đi, mụốn làm ǵ th́ làm. Từ đó, dẫn đến thực trạng bố mẹ bó tay không nói được, không giáo dục được con cái".

"Bọn trẻ không c̣n sợ Yàng nữa rồi"

Ông K' Lư (91 tuổi), già làng của người S'Tiêng cho biết: "Theo tục lệ của người khi chưa làm đám cưới, chưa được bố mẹ hai bên đồng ư th́ trai gái không được ăn nằm với nhau. Nếu chưa cưới nhau mà con gái mang bầu gọi là "chửa hoang" làng sẽ phạt nặng lắm, phạt 1 con dê, 1 con heo và hàng chục ché rượu cần. Làng cũng phạt gia đ́nh đứa trai, bắt phải cưới đứa gái và phạt heo, phạt trâu để cúng tạ tội Yàng, đăi làng. Lấy nhau rồi đứa gái phải ra b́a rừng làm cḥi nhỏ, sanh con xong phải làm lễ cúng tạ tội rồi mới được về làng. Đứa nào không làm đúng như vậy làng sẽ đuổi đi. C̣n bây giờ h́nh như tụi trẻ nó không c̣n sợ Yàng nữa rồi".

Quyên Triệu - nguoiduatin
dh2003_is_offline  
Attached Images
 
 
User Tag List


Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC5

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 02:47.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.06818 seconds with 12 queries