Trẻ em bắt đầu học ngôn ngữ từ trước khi chào đời, tức là khi c̣n là bào thai trong bụng mẹ, theo một nghiên cứu mới.
Các nhà nghiên cứu phát hiện, trẻ em bắt đầu học ngôn ngữ từ khi c̣n trong bụng mẹ và chỉ vài giờ đồng hồ sau khi sinh đă có khả năng phân biệt âm thanh của tiếng mẹ đẻ với âm thanh của ngoại ngữ. Ảnh: UW Today
Trước đây, người ta vẫn tin rằng, trẻ sơ sinh bắt đầu có khả năng phân biệt các âm thanh ngôn ngữ trong ṿng vài tháng đầu đời. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới phát hiện, trẻ có khả năng học hỏi và ghi nhớ các âm thanh cơ bản của ngôn ngữ mẹ đẻ trong 10 tuần cuối của thai kỳ.
“Từ cách đây hơn 30 năm, chúng ta đă biết rằng, con người bắt đầu nhận biết giọng nói trước khi sinh bằng cách lắng nghe âm thanh từ các cuộc tṛ chuyện của mẹ ḿnh. Tuy nhiên, đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy, con người bắt đầu học nhận biết các âm thanh lời nói nhất định của ngôn ngữ mẹ đẻ từ trước khi chào đời”, Christine Moon, giáo sư tâm lư học đến từ trường Đại học Pacific Lutheran (Mỹ) và là người dẫn đầu nghiên cứu, cho hay.
Theo các nhà nghiên cứu, chỉ vài giờ đồng hồ sau khi cất tiếng khóc chào đời, trẻ thậm chí có khả năng phân biệt các âm thanh của tiếng mẹ đẻ với các âm thanh của một ngoại ngữ.
Bọn trẻ được cho nghe các nguyên âm trong tiếng Thụy Điển hoặc tiếng Anh và chúng có thể kiểm soát số lần nghe các nguyên âm bằng cách mút một núm vú cao su kết nối với máy tính.
Các nguyên âm được chọn sử dụng trong nghiên cứu v́ chúng nổi bật, và các nhà nghiên cứu tin rằng, chúng có thể dễ nhận biết trong lời nói liên tục của người mẹ, bất chấp các âm thanh nền ồn ào trong tử cung.
Ở cả 2 nước, những đứa trẻ sơ sinh đều mút núm vú cao su lâu hơn khi nghe ngoại ngữ so với khi nghe tiếng mẹ đẻ, dù trải nghiệm sau khi chào đời của chúng kéo dài bao lâu. Nhóm nghiên cứu nhận định, điều này ám chỉ trẻ đă học các âm nguyên âm từ trong bụng mẹ.
Patricia Kuhl, đồng tác giả nghiên cứu đến từ Đại học Washington, nhấn mạnh thêm rằng: “Chúng ta từng nghĩ trẻ học hỏi sau sinh nhưng hiện khám phá ra rằng hoạt động học hỏi này thậm chí diễn ra sớm hơn. Chúng hoàn toàn không mù mờ về âm tiết khi chào đời”.
Tuấn Anh/VNN