Sự giao thoa và ảnh hưởng văn hóa là điều không thể phủ nhận. Nhưng sự ảnh hưởng ấy làm tổn thương và ḥa tan với một nền văn hóa khác th́ có nghĩa: văn hóa của một dân tộc đang dẫn gần tới chỗ diệt vong.
Đèn lồng Trung Quốc với chữ: Tam Sa (Ḥang Sa) thuộc TQ. Ảnh Internet.
Tôi bị ám ảnh trong buổi tối đón năm mới được tổ chức vừa qua tại nhà hàng Đông Đô. Sẽ chẳng có ǵ đáng nói, đáng nghĩ nếu như không có màn múa sư tử (múa Lân) và các cháu hồn nhiên cầm đèn lồng đỏ tŕnh diễn trên sân khấu. Đă đành Việt Nam bị (chịu!?) ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc là điều khó phủ nhận (1000 năm Bắc Thuộc mà). Nhưng điều đó không có nghĩa văn hóa Việt bị mất đi bản sắc của riêng ḿnh.
Ông cha ta đă sáng tạo ra chữ Nôm để thay thế chữ Hán, và tập tục bánh chưng, bánh dày trong tết nguyên đán khác với TQ, và ở ta chỉ có múa sư tử vào trung thu, tục rước đèn, thả đèn cũng vào những ngày này. C̣n kư tự chữ viết, chúng ta theo hệ La Tinh, chứ không phải chữ tượng h́nh như TQ. Đó là chưa kể tới những hương ước khế ước của làng quê, ḍng tộc Việt hoàn toàn mang một phong cách riêng.
Tại Châu Âu và Mỹ - đón năm mới thường được chúng ta gọi là tết tây cùng chung một ngày trong tháng, nhưng mỗi quốc gia không v́ thế mà giống nhau. Nơi th́ ăn ngỗng, ăn cá, gà tây…đó là bản sắc của mỗi dân tộc.
Phim lịch sử Việt Nam cũng bị lai căng văn hóa điện ảnh Tàu.
Địa thế nước ta (thật chẳng may mắn) khi đứng cạnh gă hàng xóm khổng lồ thâm hiểm. Viết tới đây chợt nhớ 1 câu thơ trong bài thơ “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm:..”Sau này con lớn lên/sẽ mang đất nước đi xa…” Nếu mang được tổ quốc đi xa, th́ chắc chúng ta đă mang đi từ lâu rồi. Bên thằng hàng xóm tham lam, độc ác lúc nào cũng phải cảnh giác, mệt lắm!
Chúng ta đă “hồn nhiên” tự đánh mất văn hóa Việt, hồn cốt Việt ở màn múa sư tử, tŕnh diễn đèn lồng đỏ có chữ…Trung Quốc khi đón tết. Quyền lực văn hóa, c̣n được gọi là quyền lực mềm của lũ bành trướng đang thả một loại virus vô cùng nguy hiểm hủy hoại văn hóa Việt, để nền VH này chết từ từ, thong thả. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đă nói tới điều ấy trong tác phẩm của ḿnh:..”cô gái đồng trinh này bị nền văn hóa Trung Hoa cưỡng hiếp. Cô gái vừa căm phẫn, khinh bỉ, lại vừa thích thú…” (Kiếm sắc).
Lúc sinh thời CT Hồ Chí Minh đă viết, nói nhiều về sự bảo tồn phát triển văn hóa Việt. Ví dụ như Bác dùng từ “Máy Bay Lên Thẳng” thay từ Hán Việt “Trực Thăng”. “Lời Nói Đầu” thay cho từ “Phi Lộ”. “Ngoại Quốc” là “Người Nước Ngoài”. “Ăn Uống” thay “Ẩm Thực”…nên nhớ, CTHCM là người uyêm thâm tiếng Hán, biết nhiều ngoại ngữ, nhưng không v́ thế mà Người “Trung Quốc Hóa” ngôn ngữ viết, nói theo cách phiên âm Hán Việt trong toàn bộ các bài viết của ḿnh. Thế mà giờ đây, hậu duệ “t́nh nguyện” để được “tàu hóa”. Nhà thơ Bùi Chí Vinh phải cay đắng viết thế này:
...Chào một ngày giống hệt mọi ngày
Sóng truyền h́nh phủ toàn phim Trung Quốcbán nước cho quân Tàu
Từ HTV, VTV, BTV, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa Vũng Tàu, Cà Mau… cho đến “cáp”
Hết “Triều Đại Măn Thanh” đến “Đại Tống Truyền Kỳ”
Chào một ngày giống hệt mọi ngày
Đọc báo thấy cha ông mất hút
Thấy thiên hạ quỳ mọp dưới tượng đài Binh Pháp Mặc Công, Ngọa Hổ Tàng Long, Họa B́, Xích Bích…
Con nít thuộc ḷng Hoắc Nguyên Giáp, Hoàng Phi Hồng, Diệp Vấn, Diệp tùm lum hơn thuộc sử Tiên Rồng
Chào một ngày đất nước tự lưu vong
Cội rễ văn hiến 4000 năm trốc gốc
Tuổi teen gối đầu giường Lư An, Ngô Vũ Sâm, Trương Nghệ Mưu, Trần Khải Ca lạ hoắc
Pano giăng khắp nơi h́nh ảnh Củng Lợi, Chương Tử Di, Thành Long phơi phới toét miệng cười...
Tiết mục múa sư tử chào đón Năm Mới Quí Tỵ tại Praha. Ảnh Như Phương.
Tối đón tết tại nhà hàng Đông Đô, tôi có nói với người bạn: h́nh như ḿnh đang đón tết Việt Nam ở...Bắc Kinh khi thấy màn múa sư tử và đèn lồng đỏ xuất hiện trên sân khấu. Tại sao không là múa đèn hoa sen, múa nón, múa sạp...vũ điệu Việt Nam đâu có nghèo nàn tới độ phải đi vay mượn đạo cụ?
Hội nhập, tiếp thu văn hóa là một quy luật trong thế giới toàn cầu, nhưng không có nghĩa ta thủ tiêu, đánh mất văn hóa của ḿnh.
Mong sao, sang năm cộng đồng chúng ta sẽ tổ chức đón tết mang bản sắc Việt cũng là để cho thế hệ con cháu hiểu về văn hóa truyền thống. Điều này, tôi nghĩ chẳng có ǵ khó khăn, nó nằm ngay trong tầm tay và ư thức của mỗi chúng ta, và đó cũng là yêu nước.
Bạn đọc Phạm Tiến - Vietinfo.eu