(VnMedia) - Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện có một phần ba số người trưởng thành bị tăng huyết áp (cao huyết áp) và tỷ lệ này tăng lên theo tuổi. Đáng lo ngại là nhiều người mắc bệnh mà không hề biết v́ bệnh thường không có triệu chứng rơ ràng.
WHO cũng chỉ ra rằng có đến ba phần tư số người cao tuổi bị tăng huyết áp. Kết quả là hơn 9 triệu người chết mỗi năm, trong đó có khoảng một nửa các ca tử vong do bệnh tim mạch và đột quỵ.
V́ vậy, Ngày Sức khỏe thế giới (7/4/2013) đă lấy thông điệp: “Huyết áp - cần được kiểm soát” và “Kiểm soát huyết áp của bạn chính là kiểm soát cuộc sống của bạn”.
Riêng tại Việt Nam, theo GS. Nguyễn Lân Việt, Viện trưởng Viện Tim Mạch, tỷ lệ người bị tăng huyết áp cũng đang ngày càng gia tăng. Năm 2007, ước tính số người tăng huyết áp ở nước ta là 6,85 triệu người và dự báo đến năm 2025, khoảng 10 triệu người Việt Nam sẽ bị tăng huyết áp.
Là một nước có tỷ lệ người cao tuổi cao (chiếm 10% tổng dân số), Việt Nam cũng đang tích cực chuẩn bị ứng phó với thách thức già hóa dân số bao gồm cả việc pḥng chống tăng huyết áp ở người cao tuổi.
Ảnh minh họa
Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ và suy thận. Nếu không kiểm soát, huyết áp cao cũng có thể gây mù ḷa, nhịp tim bất thường và suy tim. Nguy cơ gây các biến chứng này cao hơn khi có các yếu tố nguy cơ tim mạch khác đi kèm như bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên, huyết áp cao có thể pḥng ngừa và điều trị được. Ở một số nước phát triển, pḥng ngừa và điều trị t́nh trạng này, cùng với các yếu tố nguy cơ tim mạch khác, đă làm giảm tử vong do bệnh tim mạch. Nguy cơ bị cao huyết áp có thể được giảm bằng cách:
- Giảm lượng muối ăn
- Ăn uống cân bằng
- Tránh uống nhiều rượu bia
-Tham gia hoạt động thể lực thường xuyên
- Duy tŕ một trọng lượng cơ thể khỏe mạnh
- Tránh hút thuốc lá