04-16-2013
|
#1
|
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Nov 2007
Location: LCN
Posts: 55,869
Thanks: 40
Thanked 564 Times in 514 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 74
|
Cuộc chiến ngầm của Trung Quốc với các nước láng giềng
Đúng như cách Trung Quốc đă chiếm đất ở vùng Himalaya những năm 1950 bằng các cuộc xâm lấn bí mật, nước này giờ đây cũng đang phát động những cuộc chiến tranh ngầm riêng rẽ mà không cần nổ súng nhằm làm thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông cũng như biển Hoa Đông.
| Người Philippines biểu t́nh phản đối Trung Quốc chiếm băi cạn Scarborough |
Mặc dù Trung Quốc đă vươn lên từ một nước nghèo đói, lạc hậu trở thành một cường quốc kinh tế toàn cầu th́ những yếu tố chính trong nghệ thuật lănh đạo và học thuyết chiến lược của họ vẫn không hề thay đổi.
Kể từ thời Mao Trạch Đông, Trung Quốc đă áp dụng lời khuyên của Tôn Tử, đó là không không đánh mà đánh bại được kẻ thù mới là thượng sách. Cách tiếp cận này là bất ngờ khai thác điểm yếu của đối phương, nắm bắt thời cơ và vờ pḥng thủ nhưng thực ra là tấn công. Giống như Tôn Tử từng nói, “tất cả các cuộc chiến tranh đều là dựa trên mưu kế và sự lừa gạt”.
Trong một thế hệ sau khi ông Đặng Tiểu B́nh củng cố quyền lực, Trung Quốc đă tích cực phát triển mối quan hệ láng giềng tốt đẹp với các nước Châu Á nhằm tạo môi trường thuận lợi cho họ tập trung phát triển kinh tế. Chiến lược này cho phép Bắc Kinh tích tụ sức mạnh chiến lược và kinh tế trong khi vẫn cho phép các nước láng giềng phát triển nền kinh tế bằng cách hội nhập với nền kinh tế đang lên của họ.
Chính sách láng giềng thân thiện bắt đầu thay đổi từ thập kỷ trước khi giới lănh đạo Trung Quốc bắt đầu tin rằng, thời kỳ tỏa sáng của nước này cuối cùng đă đến.
Trung Quốc t́m cách thay đổi nguyên trạng
Một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy sự thay đổi chính sách nói trên là Trung Quốc bắt đầu khởi động lại cuộc tranh chấp lănh thổ ở khu vực biên giới với Ấn Độ bằng cách đưa ra tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ bang Arunachal Pradesh năm 2006. Một ví dụ khác là việc nước này chuyển sang phương pháp tiến cận bằng phô trương sức mạnh quân sự trong các cuộc tranh chấp lănh thổ với các nước láng giềng. Trung Quốc đă chọn cách đối đầu với các nước láng giềng để mở rộng “lợi ích cốt lơi” của họ. Và năm ngoái, Bắc Kinh chính thức tăng cường thực hiện việc đ̣i chủ quyền đối với 80% Biển Đông.
Để thực hiện tham vọng của ḿnh, Trung Quốc dựa vào các cuộc chiến tranh ngầm và nó đă trở thành nguồn cơn chính gây ra sự bất ổn về chiến lược ở khu vực Châu Á. Công cụ mà Trung Quốc sử dụng để chiếm các vùng lănh thổ, lănh hải rất đa dạng, trong đó có việc sử dụng một lớp chiến binh bí mật nấp sau những cơ quan hàng hải bán quân sự. Trung Quốc đă giành được một số thành công nhất định trong chiến lược này.
Sau cuộc đối đầu căng thẳng và nóng bỏng kéo dài một tháng với Philippines, Trung Quốc trên thực tế đă giành được quyền kiếm soát băi cạn Scarborough hồi năm ngoái bằng cách triển khai các con tàu xung quanh băi cạn này và ngăn cản bất kỳ sự tiếp cận nào của tàu thuyền đối phương. Các ngư dân Philippines hiện tại không thể đi vào khu vực băi cạn vốn là nơi đánh bắt cá truyền thống của họ. Với việc tàu Trung Quốc hiện diện cố định ở băi cạn tranh chấp, Philippines phải đối diện với một sự lựa chọn chiến lược: một là chấp nhận thực tế băi cạn Scarborough của họ đă bị Trung Quốc kiểm soát, hai là chấp nhận rủi ro về một cuộc chiến tranh công khai.
Trong cuộc chiến tranh ngầm nhằm t́m cách đánh chiếm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang nằm trong sự kiểm soát của Nhật Bản, Bắc Kinh đă thành công trong việc mở ra một ván cờ có lợi cho họ - đó là khiến cộng đồng quốc tế phải thừa nhận sự tồn tại của một cuộc tranh chấp ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Theo nghĩa đó, cuộc chiến quấy nhiễu mà Trung Quốc phát động nhằm vào quyền kiểm soát của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư sẽ giúp họ làm lung lay sự nguyên trạng ở đây.
Ngoài việc t́m kiếm sự thống trị đối với vùng Biển Đông và phần lớn biển Hoa Đông, Trung Quốc cũng đẩy mạnh tăng cường sức ép về mặt chiến lược lên Ấn Độ, trong đó có việc khuấy lại các cuộc tranh chấp lănh thổ. Không giống như Nhật Bản, Philippines và một số nước Châu Á khác chia cắt với Trung Quốc bằng một đại dương, Ấn Độ có chung đường biên giới tranh chấp dài nhất thế giới với Trung Quốc. V́ vậy, Ấn Độ rất dễ bị tổn thương trước sức ép quân sự trực tiếp từ Trung Quốc.
Trên thực tế, phần đất lớn nhất và đáng giá nhất mà Trung Quốc t́m cách giành quyền kiếm soát không phải là ở Biển Đông hay ở biển Hoa Đông mà chính là bang Arunachal Pradesh ở Ấn Độ. Khu vực này lớn gấp 3 lần Vùng lănh thổ Đài Loan. Tuy nhiên, căng thẳng trong cuộc tranh chấp lănh thổ giữa Bắc Kinh với New Delhi cũng được châm ng̣i lên từ một lư do tương tự như ở Biển Đông và biển Hoa Đông – đó là các hành động nhằm phá vỡ sự nguyên trạng.
Mặc dù chính phủ Ấn Độ t́m cách xem nhẹ những hành động của Trung Quốc để không gây ra sự hiếu chiến, khiêu khích hơn nữa nhưng theo các con số thống kê của New Delhi, số lần Trung Quốc bí mật xâm nhập vào lănh thổ Ấn Độ đă tăng lên rất nhiều. Trong bối cảnh vùng biên giới Himalaya rộng lớn, không trú ngụ được và v́ thế khó có thể kiểm soát hoàn toàn khu vực này, quân đội Trung Quốc đă liên tục t́m cách xâm nhập vào đây, vừa để chọc tức phía Ấn Độ vừa để đẩy đường kiểm soát về phía nam, tiến về phía lănh thổ của Ấn Độ.
Có thể nói, những diễn biến trong những năm gần đây cho thấy, Trung Quốc đang t́m cách phá vỡ nguyên trạng các khu vực lănh thổ, lănh hải mà họ có tranh chấp với các nước láng giềng. Nước này cứ t́m cách xâm nhập liên tiếp vào những vùng tranh chấp để đặt ra một sự đă rồi. Thách thức đặt ra với các nước Châu Á là làm sao phải thuyết phục Trung Quốc chấp nhận nguyên trạng hiện nay. Điều này vô cùng quan trọng đối với ḥa b́nh và sự ổn định ở khu vực Châu Á.
Kiệt Linh - (theo Livemint)
|
|
|