Nhiệt độ trong lơi trái đất cao hơn ít nhất 1.000 độ C so với mọi tính toán trước đây của giới khoa học, lên tới 6.000 độ C.
Lơi trong của trái đất là một khối cầu rắn có nhiệt độ lên tới 6.000 độ C, tương đương nhiệt độ bề mặt của mặt trời. Ảnh:
National Geographic. Các nhà khoa học của tổ chức Nghiên cứu Công nghệ quốc gia Pháp (CEA), Trung tâm Nghiên cứu Khoa học quốc gia Pháp (CNRS) và Cơ quan Ứng dụng Bức xạ Synchrotron châu Âu (ESRF) đă thực hiện một thử nghiệm để đo nhiệt độ trong lơi trái đất, tạp chí S
cience đưa tin.
Họ đo nhiệt độ nóng chảy của sắt với độ chính xác rất cao trong một pḥng thí nghiệm, rồi dùng kết quả để tính toán nhiệt độ ở ranh giới giữa lơi ngoài và lơi trong của trái đất. Theo dữ liệu của họ, nhiệt độ ở vùng ranh giới lên tới 6.000 độ C - tương đương nhiệt độ ở bề mặt của mặt trời và cao hơn ít nhất 1.000 độ C so với mọi tính toán trước đây.
Một kỹ thuật chụp X quang mới giúp nhóm nghiên cứu đo nhiệt độ nóng chảy của kim loại nhanh hơn so với mọi thử nghiệm trong quá khứ. Trước đây những mẫu sắt được nén bởi áp suất cao trong pḥng thí nghiệm thường chỉ tồn tại trong vài giây, khiến các nhà khoa học không thể xác định thời điểm chúng bắt đầu chuyển nóng chảy (chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng).
Lơi trong, hay nhân trong, là phần cứng nhất của trái đất. Nó là một khối cầu ở dạng rắn có bán kính khoảng 1.220 km. Giới khoa học nhận định nó được tạo nên bởi hỗn hợp sắt và niken. Lơi ngoài là lớp vật chất ở dạng lỏng, bao gồm sắt, niken và một lượng nhỏ lưu huỳnh, oxy. Nó nằm ở độ sâu khoảng 2.890 km và có độ dày khoảng 2.260 km.
Nhiệt độ ở lơi trong của trái đất là chỉ số quan trọng, bởi nó giúp giới khoa học giải thích cơ chế mà địa cầu tạo ra trường điện từ của nó. Chênh lệch nhiệt độ giữa hai lơi phải đạt mức từ 1.500 độ C trở lên để chuyển động tự xoay của trái đất tạo ra từ trường.
VNN