Tư pháp độc lập để kiểm soát quyền lực - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2013 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 05-18-2013   #1
Romano
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
Romano's Avatar
 
Join Date: May 2007
Posts: 125,352
Thanks: 9
Thanked 6,367 Times in 5,332 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 35 Post(s)
Rep Power: 160
Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10
Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10
Default Tư pháp độc lập để kiểm soát quyền lực

Một cây bút quan sát thời sự chính trị trong nước đặt vấn đề Việt Nam cần tăng cường tính độc lập của tư pháp và Quốc hội, tôn trọng nguyên tắc tam quyền phân lập để vừa cải tổ thể chế vừa kiểm soát tốt hơn quyền lực, trách nhiệm của những người trong bộ máy lănh đạo, cầm quyền, không riêng Thủ tướng Chính phủ.
Trao đổi với BBC hôm 18/5/2013, nhà báo Hồng Ngọc, cựu Trưởng Ban Kinh tế thuộc Báo điện tử VietnamNet nêu quan điểm cần làm ǵ để các giải pháp được đề xuất tăng cường trách nhiệm, kiểm soát quyền lực của cá nhân Thủ tướng, Nội các, đạt hiệu quả thực sự, mà không phải là những câu chữ, luật định suông?
Nhà báo Hồng Ngọc: Theo tôi, trong các nguyên tắc của chính trị học hiện đại, quyền lực chỉ có thể được kiểm soát bởi quyền lực, trên nguyên tắc độc lập và cân xứng. Với hầu hết các xă hội, ba nhánh quyền lực cơ bản là lập pháp, hành pháp, và tư pháp. Nó độc lập với nhau và kiểm soát lẫn nhau, dựa trên việc thể chế hóa quy tŕnh hoạt động của từng cơ quan quyền lực. Chính phủ, đứng đầu bởi Thủ tướng hoặc đôi khi là Tổng thống, về cơ bản, bị kiểm soát bởi hệ thống tư pháp độc lập trong việc hành pháp đúng khuôn khổ pháp luật. Nếu tham nhũng hay lạm quyền th́ sẽ bị tư pháp luận tội. Chính phủ cũng bị kiểm soát bởi cơ quan lập pháp độc lập (Quốc hội hay Nghị viện) trong việc xây dựng chính sách, kế hoạch và chi tiêu ngân sách… Vấn đề đối với Việt Nam hiện tại là cơ quan tư pháp chưa độc lập. Quốc hội về nguyên tắc là cơ quan quyền lực cao nhất, nhưng t́nh trạng hầu hết đại biểu quốc hội hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm với các chức danh trong chính phủ hoặc chính quyền địa phương, và về nguyên tắc th́ không thể trông đợi sự “độc lập” trong các quyết định của các đại biểu quốc hội như vậy.
Thủ tướng và các thành viên chính phủ ở Việt Nam trên lư thuyết là được Quốc hội bầu ra. Về nguyên tắc th́ được ai bầu th́ phải chịu trách nhiệm trước người đó. Tức là Thủ tướng và chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Chịu trách nhiệm trước tiên là ở việc giải tŕnh, sau đó là bị kỷ luật – mà cao nhất là băi chức – khi không hoàn thành nhiệm vụ. Thực tế ở Việt Nam, chưa có Thủ tướng nào bị băi chức trước khi hết nhiệm kỳ. V́ như tôi đă nói ở trên, khó mà trông đợi điều đó khi Quốc hội chưa thật sự độc lập với Chính phủ.
"Điều trớ trêu ở Việt Nam là trên lư thuyết th́ Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, nhưng trên thực tế th́ đa số đại biểu quốc hội lại là nhân viên cấp dưới của Thủ tướng!"
Nhà báo Hồng Ngọc






Chính phủ chịu trách nhiệm trước nhân dân là một cách nói mị dân. Các công dân b́nh thường thiếu sự tiếp cận thông tin, đối thoại, và thậm chí thiếu cả sự quan tâm và hiểu biết đối với những vấn đề gây tranh căi, nên “nhân dân” một cách chung chung là sự đối trọng không cân xứng với chính phủ (những “tinh hoa” của nhân dân theo cách này về lư thuyết chính là các đại biểu quốc hội rồi). Kênh duy nhất để những người dân thông thường có được tiếng nói và có cơ hội kiểm soát quyền lực chính phủ là truyền thông. Nhưng nếu truyền thông trực thuộc chính phủ th́ kênh đó cũng bị vô hiệu. Một số xă hội thậm chí coi truyền thông đại chúng như một nhánh quyền lực độc lập, bên cạnh ba nhánh quyền lực mà tôi đă nói.
BBC: Việc kiểm soát quyền lực và trách nhiệm cá nhân này liệu chỉ nên tập trung vào một Thủ tướng, nội các, hay c̣n cần áp dụng cho ai khác nữa?
Mọi quyền lực được ủy nhiệm, theo tôi, đều phải được kiểm soát, để bảo đảm quyền lực đó được thực thi đúng với mong muốn của những người chủ đă ủy nhiệm quyền lực đó. Nếu coi nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước, th́ mọi nhà nước đều phải chịu trách nhiệm trước nhân dân. Nhưng như tôi đă nói, “nhân dân” nói chung là một sự đối trọng bất cân xứng với chính phủ - đặc biệt khi thiếu truyền thông độc lập – nên lại phải quay về với Quốc hội. Điều trớ trêu ở Việt Nam, là trên lư thuyết th́ Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, nhưng trên thực tế th́ đa số đại biểu quốc hội lại là nhân viên cấp dưới của Thủ tướng! Sự giám sát, kiểm soát về nguyên tắc chỉ có thể được thực hiện hữu hiệu từ cấp trên đối với cấp dưới, hay ít nhất là từ một cơ quan độc lập, chứ không thể được thực thi hữu hiệu từ cấp dưới đối với cấp trên.
"Khi Thủ tướng, về nguyên tắc, không có toàn quyền lănh đạo Chính phủ, th́ cũng không phải chịu trách nhiệm tuyệt đối trước Quốc hội. Đó là sự bế tắc và rối rắm của cơ chế “lănh đạo tập thể”, “trách nhiệm tập thể"
Nhà báo Hồng Ngọc






Thách đố của mọi thể chế là vừa bảo đảm sự kiểm soát đối với quyền lực, lại vừa bảo đảm quyền lực được thực thi và thông suốt. Để thông suốt th́ trách nhiệm phải được quy cho cá nhân, và thường là cá nhân người đứng đầu. Những cá nhân khác sẽ chịu trách nhiệm trước cá nhân người đứng đầu. Sẽ là bế tắc nếu Thủ tướng phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội, nhưng các thành viên khác của Chính phủ cũng phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội. V́ khi đó họ sẽ có quyền, trên nguyên tắc, không nghe lời Thủ tướng. Và khi Thủ tướng, về nguyên tắc, không có toàn quyền lănh đạo Chính phủ, th́ cũng không phải chịu trách nhiệm tuyệt đối trước Quốc hội. Đó là sự bế tắc và rối rắm của cơ chế “lănh đạo tập thể”, “trách nhiệm tập thể”.
BBC: Làm ǵ để xử lư, pḥng chống hiệu quả các hành vi chối tội, trốn tội, thoái thác trách nhiệm trong mối quan hệ giữa trách nhiệm cá nhân của người lănh đạo Đảng, chính quyền, trong đó có Thủ tướng Chính phủ, với cơ chế nhiệm kỳ và thể thức lănh đạo vẫn được cho là mang h́nh thức tập thể?
Theo tôi, để tránh chối tội, trốn tội th́ lại phải quay về với các phương thức kiểm soát quyền lực cơ bản. Đó là tư pháp độc lập. Quốc hội cũng phải độc lập, với nguyên tắc mọi đại biểu quốc hội – hoặc ít nhất là đa số ¾ - phải là đại biểu chuyên trách, không phải là cấp dưới của Chính phủ.
Nếu Quốc hội có thẩm quyền bầu ra Thủ tướng, và xét duyệt các thành viên Chính phủ, th́ Quốc hội cũng phải có quyền băi miễn Thủ tướng Chính phủ trước thời hạn. Các thành viên chính phủ sẽ chịu trách nhiệm trướ Thủ tướng, c̣n Thủ tướng chịu trách nhiệm tuyệt đối trước Quốc hội.
Tuy nhiên, ngay cả khi đại biểu quốc hội là chuyên trách (không kiêm nhiệm chức vụ bên chính phủ hoặc chính quyền địa phương) th́ cũng không phải là sự bảo đảm cho việc ra quyết định độc lập. V́ Thủ tướng thường có vị trí rất cao trong Đảng, và chừng nào hệ thống chính trị chỉ gồm một đảng, th́ các đại biểu quốc hội thuộc Đảng đó vẫn là “cấp dưới” của Thủ tướng về mặt Đảng. C̣n các đại biểu quốc hội ngoài Đảng th́ yếu thế v́ thiếu tính tổ chức và đường lối thống nhất để đối trọng với Chính phủ, được mặc định do một đảng kiểm soát. Đó là thách đố lớn nhất trong việc kiểm soát quyền lực trong hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay.
Nhà báo tự do Hồng Ngọc, có bằng sau đại học về triết học và khoa học chính trị, từng làm việc tại các báo VietnamNet và Thể thao-Văn hóa, ông hiện đang sống và làm việc ở Sài G̣n.
BBC
Romano_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	120702122251_trong_dung_464x261_reuters_nocredit.jpg
Views:	8
Size:	47.8 KB
ID:	472628
 
User Tag List


Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC7

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 02:33.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.08510 seconds with 12 queries