(Quốc pḥng) - Khi cố vấn của Thủ tướng Nhật Bản chỉ vừa rời thủ đô B́nh Nhưỡng có 1 ngày th́ Triều Tiên bất ngờ phóng 3 quả tên lửa tầm ngắn về hướng vùng biển Nhật Bản giữa lúc căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đă hạ nhiệt đáng kể. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn không ngừng xua tàu hải giám đi vào vùng biển tranh chấp quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Thậm chí, nước này c̣n cao giọng đ̣i chủ quyền với đảo Okinawa.
Tên lửa Triều Tiên (Ảnh minh họa)
Triều Tiên: Chờ cố vấn Nhật về là bắn
Ngày 18/5, CHDCND Triều Tiên bất ngờ bắn 3 quả tên lửa tầm ngắn từ bờ biển phía đông vào vùng biển Nhật Bản. Theo Reuters, Bộ Quốc pḥng Hàn Quốc cho biết B́nh Nhưỡng bắn hai tên lửa từ bờ biển phía đông trong buổi sáng và một vào buổi chiều. Chưa rơ vụ thử tên lửa này thuộc trong chương tŕnh tập trận của Bắc Triều Tiên hay không.
Hăng tin Kyodo dẫn lời một quan chức chính phủ Nhật xác nhận thông tin CHDCND Triều Tiên bắn ba quả tên lửa nhưng cho biết không quả nào rơi vào vùng biển thuộc lănh hải của Nhật.
Theo phỏng đoán của một quan chức Bộ Quốc pḥng Hàn Quốc, "các tên lửa được phóng đi có thể là loại tên lửa chống tàu đă được biến đổi, hoặc tên lửa đất đối đất KN-02, vốn bắt nguồn từ tên lửa thời Xô viết SS-21 có tầm phóng khoảng 120 km".
Hồi tháng 12 năm ngoái, Triều Tiên đă phóng thử thành công một tên lửa tầm xa. Trong những tuần căng thẳng vừa rồi, B́nh Nhưỡng đă chuyển hai bệ phóng tên lửa vào vị trí ở bờ biển phía đông để sẵn sàng phóng đi một tên lửa tầm trung Musudan. Tên lửa Musudan có tầm bắn 3.500km, có thể đặt toàn bộ lănh thổ Nhật Bản và đảo Guam của Mỹ trong tầm hủy diệt.
Vụ phóng 3 quả tên lửa của Triều Tiên diễn ra chỉ 1 ngày sau khi cố vấn của Thủ tướng Nhật Bản, ông Isao Iijima ngày 17/5 rời thủ đô B́nh Nhưỡng, kết thúc chuyến thăm Triều Tiên bốn ngày. Cố vấn Iijima cho biết ông đă có các cuộc hội đàm "chân thành" với giới chức Triều Tiên trong suốt chuyến thăm gây tranh căi này, song không cho biết nội dung các cuộc thảo luận. Vào thời điểm đó dấy lên những suy đoán rằng Nhật Bản có thể cố gắng bắt tay với Bắc Triều Tiên trong bối cảnh tranh chấp lănh thổ với Trung Quốc đang ngày càng leo thang, căng thẳng. Tuy nhiên, có vẻ đồn đoán đó đă sai lầm trước vụ phóng tên lửa lần này của Triều Tiên.
Một số chuyên gia cho rằng, Triều Tiên phóng tên lửa tầm ngắn về phía Nhật Bản có thể là để trả đũa vụ Nhật - Mỹ - Hàn tập trận hải quân chung không báo trước tại vùng biển ngoài khơi ḥn đảo chính Kyushu, phía Tây Nam Nhật Bản.
Trước đó, ngày 13-14/5, Mỹ và Hàn Quốc cũng đă tổ chức cuộc tập trận hải quân trên Biển Nhật Bản với sự tham gia của tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Nimitz của Mỹ.
Trung Quốc: 'Quấy' Senkaku, đ̣i chủ quyền Okinawa
Trong lúc Nhật Bản đang đau đầu giải quyết 'mối nguy' Triều Tiên khi nước này được cho là đang nằm trong tầm hủy diệt của tên lửa Triều Tiên th́ tranh chấp lănh thổ giữa Nhật Bản với Trung Quốc ngày càng leo thang, căng thẳng.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nơi đang có tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc.
Ngày 17/5, ba tàu hải giám Trung Quốc đă đi vào vùng lănh hải xung quanh quần đảo Senkaku ở Biển Hoa Đông hiện do Tokyo quản lư, song Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền với tên gọi Điếu Ngư.
Trước đó, ngày 13/5, ba tàu hải giám của Bắc Kinh cũng đi vào vùng biển 12 hải lư ở ngoài khơi quần đảo tranh chấp.
Vào đêm 12 rạng sáng 13/5, một tàu ngầm được cho là của Trung Quốc bị phát hiện đi qua vùng tiếp giáp lănh hải nước này phía Nam đảo Kume, tỉnh Okinawa, cách lănh hải nước này 22km.
Trong nhiều tháng qua, các tàu Trung Quốc liên tiếp xuất hiện gần quần đảo có tầm quan trọng chiến lược và giàu tài nguyên, hiện do Tokyo quản lư nhưng Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền.
Căng thẳng ở Senkaku chưa thể giải quyết trong ngày một ngày hai, Nhật Bản lại tiếp tục đau đầu khi các học giả của Trung Quốc mới đây c̣n có bài viết kêu gọi xem xét lại chủ quyền của Nhật Bản với đảo Okinawa. Họ lập luận rằng Bắc Kinh có thể có chủ quyền đối với chuỗi đảo Ryukyu, vốn bao gồm Okinawa, v́ Ryukyu từng là một "nước chư hầu" của Trung Quốc, trước khi Nhật Bản thôn tính quần đảo vào cuối những năm 1800.
Tính đến thời điểm này, rơ ràng Nhật Bản đang họa vô đơn chí khi 2 mối nguy từ Trung Quốc và Triều Tiên cùng hiện hữu.
PV (Tổng hợp)