Ban soạn thảo Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công chứng hôm qua họp phiên thứ 4 dưới sự chủ tŕ của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, Trưởng ban Soạn thảo.
Ban Soạn thảo Dự án Luật này cho biết: Sau 5 năm thi hành Luật công chứng, những kết quả bước đầu đạt được đă khẳng định chủ trương xă hội hóa hoạt động công chứng là hết sức đúng đắn, tạo điều kiện cho việc phát triển tổ chức và hoạt động công chứng của Việt Nam theo hướng chuyên nghiệp hóa và trở thành một trong những dịch vụ công có vai tṛ tăng cường sự bảo đảm an toàn pháp lư cho các hợp đồng, giao dịch, góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xă hội của đất nước, thu hút đầu tư nước ngoài, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ của hoạt động công chứng trong khu vực và thế giới.
|
Ảnh minh họa |
Với việc triển khai thi hành Luật công chứng năm 2006, đội ngũ công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng ở nước ta đă và đang phát triển nhanh về số lượng. Hiện nay, tổng số công chứng viên được bổ nhiệm trong cả nước là 1.490 người, trong đó có 1.184 công chứng viên đang hành nghề . Trong cả nước cũng đă thành lập được 658 tổ chức hành nghề công chứng, trong đó có 138 Pḥng công chứng và 520 Văn pḥng công chứng.
Như vậy, so với thời điểm năm 2007, khi Luật công chứng bắt đầu có hiệu lực thi hành, hiện nay đội ngũ công chứng viên đă tăng 7,5 lần, số lượng tổ chức hành nghề công chứng tăng 5 lần (từ 131 tổ chức hành nghề năm 2007 tăng lên tới 656 tổ chức vào năm 2012).
Tuy nhiên, thực tiễn triển khai thực hiện Luật công chứng cho thấy hoạt động công chứng đă bộc lộ một số hạn chế, bất cập: Chất lượng của đội ngũ công chứng viên tuy đă được nâng lên một bước, nhưng vẫn c̣n nhiều hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề, đạo đức và ứng xử nghề nghiệp; tổ chức hành nghề công chứng phân bổ chưa phù hợp với định hướng và yêu cầu của xă hội....
Ban Soạn thảo cũng nhận định, giá trị pháp lư của văn bản công chứng do công chứng viên thực hiện theo quy định của Luật công chứng hiện hành không c̣n phù hợp với tính đa dạng, phức tạp của các giao dịch trong đời sống dân sự ở nước ta, tính ràng buộc nghĩa vụ, trách nhiệm đối với các bên tham gia giao dịch trong văn bản công chứng chưa đủ thuyết phục.
Phiên họp đă nghe báo cáo và thảo luận về những nội dung lớn như: Định hướng xây dựng Luật; Làm rơ quy định về “công chứng viên”; Phạm vi hành nghề của công chứng viên; Giá trị pháp lư của văn bản công chứng; Tổ chức hành nghề công chứng; Tăng cường quản lư nhà nước, đồng thời tăng cường vai tṛ tự quản của tổ chức xă hội – nghề nghiệp; Tŕnh tự, thủ tục công chứng; Việc công chứng của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; Chứng thực hợp đồng, giao dịch của Ủy ban nhân dân cấp huyện, xă. Một số vấn đề lớn cần xin ư kiến cũng được đưa ra như: Về tuổi hành nghề của công chứng viên; Đối tượng được miễn đào tạo nghề công chứng; Công chứng hợp đồng, giao dịch được soạn thảo sẵn; Khiếu nại trong hoạt động công chứng.
Phát biểu tại phiên họp, Bộ trưởng Hà Hùng Cường đánh giá cao những ư kiến tham gia thảo luận và yêu cầu Tổ biên tập cần nhanh chóng xây dựng bản hợp nhất để có cái nh́n tổng thể nội dung nào sửa đổi, bổ sung, nội dung nào giữ nguyên.
Đồng thời, khẩn trương rà soát kỹ Luật Công chứng trên tinh thần đây là dịch vụ công giao cho công chứng viên thực hiện, trách nhiệm của nhà nước trong việc đảm bảo dịch vụ này hoạt động an toàn, hiệu quả. Bộ trưởng cũng yêu cầu phải bám sát hơn nữa hoạt động của các tổ chức công chứng Latinh để so sánh, lựa chọn, áp dụng những nội dung phù hợp với hoạt động công chứng ở Việt Nam.
Quang Minh