Sở Tư pháp TP HCM hôm qua tổ chức buổi tọa đàm góp ư về dự thảo kế hoạch phát triển nghề luật sư (LS) đến năm 2020 trên địa bàn. Đến dự có đồng chí Nguyễn Thái Phúc, Giám đốc Học viện Tư pháp cùng đại diện một số sở, ngành và nhiều văn pḥng LS…
|
Buổi tọa đàm về chiến lược phát triển đội ngũ Luật sư |
Cần làm tốt công tác hướng nghiệp
Hiện TP HCM có đội ngũ LS đông nhất nước, với trên 1.300 tổ chức hành nghề LS và khoảng trên 3.000 LS, đó là chưa kể khoảng trên 1.000 LS tập sự (chiếm tới hơn ½) lượng LS cả nước. Mặc dù số lượng LS có tăng về số lượng, lẫn chất lượng, nhưng việc hội nhập của LS trong nước với nghề LS chung trên thế giới hiện đang có nhiều hạn chế như khác biệt về luật pháp, cơ chế c̣n nhiều vấn đề, đặc biệt là về ngoại ngữ… Chính v́ vậy để đội ngũ LS đóng vai tṛ ngày càng tốt hơn th́ c̣n nhiều vấn đề cần được giải quyết.
LS Nguyễn Hải Nam, Phó Chủ nhiệm đoàn LS TP HCM, phát biểu: Mục tiêu đến 2020 có khoảng trên 7.000 LS trên địa bàn là hoàn toàn khả thi. Hiện tỷ lệ LS đăng kư hành nghề chiếm 70%, mục tiêu đặt ra là có trên 80% số LS thường xuyên hành nghề là có thể đạt được.
Để thực hiện mục tiêu đó, cần làm tốt công tác hướng nghiệp cho sinh viên ở các trường đại học luật, tổ chức đánh giá LS tập sự để LS ra hành nghề có chất lượng tốt. Cần nâng cao việc bào chữa cho LS với các vụ án h́nh sự; việc trợ giúp pháp lư của đoàn cũng cần được phát huy; tăng cường hợp tác quốc tế được chú trọng nhằm giao lưu hợp tác, học hỏi kinh nghiệm, kiến thức lẫn nhau.
LS Nguyễn Gia Huy Chương- Giám đốc Cty TNHH Phước và cộng sự - cho biết, hiện chỉ khoảng 10% số sinh viên trường luật muốn trở thành LS nhưng thực chất chỉ có 3% - 4% số sinh viên trở thành LS chuyên nghiệp, c̣n lại họ trở về địa phương để làm các công tác hành chính tư pháp.
Do đó, muốn phát triển đội ngũ LS lớn mạnh th́ cần phải tiếp cận với sinh viên luật để tạo điều kiện hướng nghiệp cho họ. Bên cạnh đó, cần phải tiếp cận các sinh viên luật đang học ở nước ngoài bởi họ không cập nhật được luật pháp của Việt Nam nên rất khó hành nghề; cần có sự duy tŕ, chủ động tiếp cận nhằm tạo nguồn tốt hơn.
LS Nguyễn Đăng Trừng- Chủ nhiệm đoàn LS TP - cho rằng: Đội ngũ LS phải ngang tầm cả về số lượng lẫn chất lượng với sự phát triển của TP trong thời gian tới. Hiện vấn đề tiếng Anh với đội ngũ LS đang rất cần thiết, nên chăng lấy những người đă có tŕnh độ tiếng Anh tốt để đào tạo cho đỡ tốn kém cả thời gian lẫn tiền bạc, v́ nếu cho những người có kiến thức về luật đi học tiếng Anh th́ hơi khó v́ tiếng Anh cũng cần có năng khiếu…
Cần ngoại ngữ để vươn ra biển lớn
Đánh giá về chiến lược phát triển nghề LS trong cả nước nói chung, ông Nguyễn Thái Phúc cho rằng: Vào thời điểm chúng ta gia nhập WTO, Việt Nam chỉ có khoảng 1,2% số luật sư sử dụng được tiếng Anh; có khoảng 10 đến 15 tổ chức hành nghề LS hành nghề trong lĩnh vực thương mại quốc tế được thị trường quốc tế biết đến nhưng đến nay, con số này đă tăng lên đáng kể và có bước phát triển mạnh mẽ.
Riêng chiến lược phát triển LS trên địa bàn TP đến năm 2020, ông Phúc cho rằng: Những giải pháp này là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với t́nh h́nh thực tiễn của TP. Điều cốt lơi nhất vẫn là giải pháp đào tạo, bồi dưỡng tiếng Anh pháp lư hoặc tiếng Anh thương mại đạt chuẩn quốc tế cho đối tượng LS v́ đây là điều kiện tiên quyết không thể thiếu được.
Ngoài việc cung cấp, tập huấn kiến thức pháp luật chuyên sâu về thương mại quốc tế, cần có giải pháp đào tạo kỹ năng giải quyết tranh chấp thương mại, tư vấn pháp luật trong các giao dịch thương mại quốc tế, kỹ năng quản lư công việc.
TP HCM là địa phương có rất nhiều tiềm năng về nguồn nhân lực nên hoàn toàn có đủ điều kiện để đào tạo, phát triển đội ngũ LS không chỉ đến năm 2020, mà cho cả sau này.
Ngọc Quư