07-30-2013
|
#1
|
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Nov 2007
Location: LCN
Posts: 55,869
Thanks: 40
Thanked 564 Times in 514 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 74
|
Cách nhận biết thịt gà chứa kháng sinh cấm
Cục An toàn thực phẩm, bộ Y tế vừa công bố kết quả xét nghiệm năm mẫu thịt gà lấy từ nguồn gà nhập lậu không rõ nguồn gốc trên thị trường phía Bắc đã phát hiện tồn dư kháng sinh chloramphenicol.
| Ảnh minh họa. |
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy, kháng sinh chloramphenicol có thể gây ung thư cho người nên từ lâu đã bị cấm trong nuôi trồng thủy sản.Theo Cục Thú y, chloramphenicol là loại kháng sinh có độc tính cao, đã bị Bộ NN&PTNT Việt Nam cấm trong chăn nuôi và thú y vì ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Chloramphenicol gây ức chế hệ thống tủy xương, gây suy giảm bạch cầu, tiểu cầu, hồng cầu, làm thiếu máu, kích thích hệ thống tiêu hóa, gây kháng thuốc kháng sinh ở các loại vi khuẩn.
Ngoài kháng sinh chloramphenicol, trước đó Chi cục Thú y Hà Nội cũng đã kiểm tra các mẫu gà thải loại trên thị trường và phát hiện sulfadiazin cũng là một chất kháng sinh bị cấm sử dụng trong chăn nuôi vì khi đi vào cơ thể với một lượng lớn sẽ làm ảnh hưởng tới hệ thống gan, dẫn đến suy gan. Khi người bị nhiễm bệnh, trong người có tồn dư một lương kháng sinh sẽ rất nguy hiểm.
Để an toàn cho sức khoẻ, bạn nên mua gà lông rồi thuê mổ hoặc về mổ tại nhà. Nếu có điều kiện thì trước khi giết mổ nên nhốt gà vài hôm cho ăn gạo, thóc của gia đình vì nếu gà có tồn dư thuốc kháng sinh sẽ được đào thải bớt ra ngoài.
Khi chọn gà nên chọn con khỏe mạnh, mào đỏ tươi, da và lông mềm mại, lỗ chân lông nhỏ, hậu môn không ướt và đỏ, đùi to, chắc. Gà công nghiệp nếu ăn nên chọn con có trọng lượng 2kg trở lên. Gà làm sẵn nên chọn con da màu vàng nhạt bởi vàng đậm có thể do người bán ngâm vào nước có pha bột sắt.
Theo TS Trịnh Đình Thâu – Trưởng khoa Thú y (Đại học Nông nghiệp I), mặc dù khó có thể phát hiện được thịt tồn dư kháng sinh bằng mắt thường, nhất là khi gà đã được giết mổ. Nhưng người tiêu dùng vẫn có thể phân biệt được bằng một số các dấu hiệu: Gà có nhiều khối u xanh tím, phần mỏ bị cắt cụt không sắc nhọn như gà thường, dạ con và hậu môn to, buồng trứng teo lại (gà đẻ nhiều, bị thải loại). Khi chế biến, nếu thấy thịt có mùi lạ hoặc mùi kháng sinh thì không nên ăn.
Minh Hải
|
|
|