(GDVN) - Có thể h́nh dung Trung Quốc sẽ nhấn mạnh rằng phần trên của "bao cao su" là cửa vịnh của cái gọi là "vịnh lịch sử" của nó trong khi phần c̣n lại của "bao cao su" sẽ là vùng biển bao quanh cái gọi là "vịnh lịch sử" này để giải thích tham vọng yêu sách chủ quyền với 85% diện tích Biển Đông.
Học giả Atty Harry Roque Jr., một giáo sư và chuyên gia hàng đầu về luật quốc tế của Philippines ngày 8/8 phân tích những điểm phi lư trong 3 điểm bảo lưu của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, đặc biệt là âm mưu đánh tráo khái niệm biến Biển Đông thành một "vịnh lịch sử" của Trung Quốc là sự bóp méo trắng trợn các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).
Trung Quốc đă đưa ra 3 điểm bảo lưu đối với các thủ tục giải quyết tranh chấp bắt buộc và có ràng buộc của UNCLOS ở Biển Đông, trong số này có 2 điểm bảo lưu liên quan đến việc Philippines kiện Trung Quốc áp dụng và giải thích sai UNCLOS trong yêu sách vô lư của họ ở Biển Đông.
Điểm bảo lưu thứ nhất là phân định hàng hải, điều này không thể thành hiện thực v́ Philippines không chấp nhận, thay vào đó Philippines yêu cầu Ṭa án Quốc tế về Luật Biển tuyên bố rằng đường 9 đoạn, đường lưỡi ḅ của Trung Quốc ở Biển Đông là không có bất kỳ cơ sở pháp lư nào theo UNCLOS.
Philippines cũng yêu cầu một số thực thể băi cạn, rặng san hô ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép, xây dựng các cấu trúc quân sự vĩnh viễn không thể là đối tượng thuộc quyền sở hữu của Trung Quốc, Philppines xem đó là một phần của thềm lục địa của ḿnh.
2 điểm bảo lưu sau sẽ phải được xem xét chặt chẽ bởi các cơ quan tài phán quốc tế v́ Trung Quốc đang cố t́nh có hành động để đảm bảo rằng những điểm bảo lưu của nó trở nên thích hợp.
Đầu tiên, Trung Quốc bảo lưu tất cả các hoạt động quân sự và thực thi pháp luật liên quan đến việc thực hiện các quyền chủ quyền ở Biển Đông. Với điểm bảo lưu này, Trung Quốc đang t́m cách loại trừ tất cả các tranh chấp phát sinh từ các hành vi của lực lượng hải quân hoặc Cảnh sát biển của họ độc quyền thăm ḍ và khai thác tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế.
Điểm bảo lưu này chính là lư do để Trung Quốc xua đuổi Philippines khỏi băi cạn Scarborough và lư giải cho việc lần đầu tiên tàu chiến của nó hộ tống ít nhất 30 tàu cá hoạt động trái phép trong vùng nước quần đảo Trường Sa.
Ṭa án quốc tế chắc chắn sẽ bỏ qua tất cả những hành vi của các bên tranh chấp lănh thổ trên vùng biển tranh chấp v́ đó là hành động đơn phương thực thi pháp luật có ư định khẳng định chủ quyền, thực tế là những hành vi đó sẽ được đánh giá liên quan đến bản chất của vùng biển nơi nó đang được thực hiện. Đó là vấn đề của việc giải thích và áp dụng UNCLOS thuộc thẩm quyền của Ṭa án Quốc tế về Luật Biển.
|
Đường 9 đoạn, c̣n gọi là đường lưỡi ḅ hay "bao cao su Trung Quốc" do Bắc Kinh tự vẽ ra ḥng đ̣i chủ quyền với 85% diện tích Biển Đông và dùng để lấp liếm cho cái gọi là "vịnh lịch sử" khi nói về Biển Đông. |
Điểm bảo lưu cuối cùng gây tranh căi nhất liên quan đến khái niệm cái gọi là "vịnh lịch sử" mà Trung Quốc đưa ra để khẳng định yêu sách chủ quyền với hầu hết toàn bộ Biển Đông.
Một "vịnh lịch sử" theo quy định của UNCLOS là một khối nước bao quanh bởi đất và miệng không được vượt quá 24 hải lư. Hơn nữa UNCLOS đ̣i hỏi một vịnh phải có cửa vịnh đáp ứng tiêu chuẩn h́nh bán nguyệt được kiểm tra bằng cách vẽ một nửa ṿng tṛn vào cửa vịnh, nếu ṿng bán nguyệt nằm trong cửa vịnh th́ được xem như một điều kiện h́nh thành một vịnh.
Các vùng nước trong vịnh là nội thủy, quốc gia có chủ quyền tuyệt đối và quyền tài phán đối với vịnh và tàu thuyền nước khác không có quyền qua tại vô hại trong đó, muốn đi qua vịnh bắt buộc phải được sự đồng ư của quốc gia giữ chủ quyền vịnh nước đó.
Biển Đông trong thực tế hoàn toàn là một vùng biển và không phải vịnh như quan điểm bảo lưu của Trung Quốc. Cần lưu ư rằng các khu vực ở Biển Đông bị Trung Quốc xem như thuộc chủ quyền và quyền tài phán của nó được mô tả bởi đường 9 đoạn, c̣n gọi là đường lưỡi ḅ trong khi Dean Raul Pangalangan gọi đó là "bao cao su Trung Quốc" bởi v́ đường 9 đoạn Trung Quốc vẽ ra ở Biển Đông có h́nh thù giống 1 chiếc bao cao su.
Có thể h́nh dung Trung Quốc sẽ nhấn mạnh rằng phần trên của "bao cao su" là cửa vịnh của cái gọi là "vịnh lịch sử" của nó trong khi phần c̣n lại của "bao cao su" sẽ là vùng biển bao quanh cái gọi là "vịnh lịch sử" này để giải thích tham vọng yêu sách chủ quyền với 85% diện tích Biển Đông.
Trung Quốc đă không đưa ra được bất cứ giải thích nào về cái "bao cao su" của nó ở Biển Đông, đồng thời cũng không thể chứng minh được điểm bảo lưu của nó rằng Biển Đông là "vịnh lịch sử' của Trung Quốc, các nước ven Biển Đông cũng như dư luận khu vực và quốc tế không đời nào chấp nhận quan điểm này của Bắc Kinh.
Hồng Thủy
Giaoducvn