Tuy một số thuyền nhân từng bị giam, bị tra khảo v́ tham gia biểu t́nh dân oan, biểu t́nh tự do tôn giáo, v.v. nhưng đă bị rớt ở Ṿng Loại chỉ v́ khi mới chân rướt chân ráo đến bờ không biết ḿnh phải nói chính xác câu có 3 chữ "xin tỵ nạn".
Cali Today News – Ṭa soạn vừa nhận được bản tin dưới đây với t́nh cảnh rất đáng quan tâm của người Việt tỵ nạn mới đến Úc và cách mà chính quyền Úc cũng như công an CSVN đối xử với họ. Chúng tôi chuyển bản tin này với hy vọng sẽ có nhiều người quan tâm và giúp tranh đấu cho họ. Chúng ta là những người tỵ nạn trước và họ là những người tỵ nạn đến sau. Người tỵ nạn không bỏ rơi người tỵ nạn.
13/9/2013- Trong tháng 8, chính quyền Úc cho công an CS đến Úc coi hồ sơ và phỏng vấn thuyền nhân Việt Nam, không những coi hồ sơ mà công an A18 c̣n chửi mắng thuyền nhân "Mày qua đây làm ǵ?" cũng như tra khảo họ "Tại sao đi? Đi lối nào?".

Các nhà tranh đấu nhân quyền đang quan tâm đến chuyện công an CSVN có mặt tại Úc thẩm vấn người tỵ nạn đến từ Việt Nam. Photo courtesy: Sbs.com.au
Để tranh đấu cho thuyền nhân Việt, một số cá nhân, hội đoàn Úc và Việt đang liên minh với nhau, một việc cụ thể họ vừa làm là nộp đơn đến Ủy Hội Nhân Quyền Úc yêu cầu điều tra vụ vừa kể. Ngoài ra, họ cũng sẽ tổ chức một đêm thắp nến cho thuyền nhân Việt tại Tây Úc vào Thứ Bảy 26/10/2013.
Hiện chưa có chính xác con số thuyền nhân Việt ở Úc, nhưng ước lượng tổng cộng khoảng 600 người, trong đó khoảng 300 ở trại giam Yongah Hill ở Tây Úc, gần 300 ở trại giam Darwin, vài chục người ở trại Villa Wood ở Sydney, và hơn 10 người ở đảo Christmas.
V̉NG LOẠI
Từ năm 2012, chính quyền Úc đặt ra thủ tục gọi là Enhanced Screening, có thể gọi là "Ṿng Loại": Khi mới chân rướt chân ráo đến bờ, viên chức Úc hỏi thuyền nhân "Đến Úc để làm ǵ?", nếu câu trả lời không có chữ "xin tỵ nạn" th́ họ bị loại ra, mất quyền xin tỵ nạn, sau đó nếu có nộp đơn cũng bị trả lại, không được xét.
Chính quyền Úc lập luận rằng ít nhất khoảng 200 thuyền nhân Việt đă rớt Ṿng Loại. Để chuẩn bị đưa họ về Việt Nam, Úc mời công an xuất nhập cảnh A18 của CSVN qua coi hồ sơ và xác nhận danh tánh lư lịch.
TẠI SAO MÀY ĐI TỴ NẠN, ĐI LỐI NÀO?
Tuy chỉ được quyền xác nhận lư lịch, nhưng các viên chức A18 đă lạm quyền một cách trầm trọng. Một số thuyền nhân bị họ hỏi đi hỏi lại "Tại sao đi?", "Đi lối nào, từ đâu đến đâu?". Những câu hỏi này không liên quan đến lư lịch mà là câu tra khảo như thường xảy ra tại Việt Nam. Và họ cũng quen thói hống hách như tại Việt Nam, một số thuyền nhân kể rằng bị gọi bằng "mày", như "Mày kư vào đây!"
Những lạm quyền vừa kể của công an A18 chỉ là 1 trong 3 sai trái. Sai trái thứ 2 là: tuy một số thuyền nhân đă đậu Ṿng Loại, đă nộp đơn tỵ nạn, và đơn chưa có kết quả, nhưng Úc cũng cho công an A18 phỏng vấn.
Sai trái thứ 3 là chính thủ tục "Ṿng Loại": Tuy một số thuyền nhân từng bị giam, bị tra khảo v́ tham gia biểu t́nh dân oan, biểu t́nh tự do tôn giáo, v.v. nhưng đă bị rớt ở Ṿng Loại chỉ v́ khi mới chân rướt chân ráo đến bờ không biết ḿnh phải nói chính xác câu có 3 chữ "xin tỵ nạn".
Ngày 13/9 đơn đa nộp đến Ủy Hội Nhân Quyền Úc yêu cầu điều tra 3 vấn đề nêu trên. Australian Human Rights Commission (AHRC) là cơ quan độc lập do Quốc Hội chỉ định lập ra. Hiện đang chờ AHRC trả lời.
LIÊN MINH VIỆTBP
Liên minh về tỵ nạn Việt chưa có tên v́ mọi người đang chú tâm vào công việc thay v́ h́nh thức, nhưng tạm gọi là ViệtBP. Ngoài Cộng Đồng Người Việt Tự Do Tây Úc và Cộng Đồng Người Việt Tự Do Bắc Úc, c̣n có nhóm Vietnames Overseas Initiative for Conscience Empowerment (VOICE) và một số cá nhân. Trong xă hội Úc th́ có người của nhóm Refugee Council of Australia, CARAD tức là Coalition for Asylum Seekers, Refugees and Detainees, nhóm RRAN tức là Refugee Rights Action Network, và một số cá nhân.
Thứ Bảy 26/10 liên minh ViệtBP sẽ tổ chức một đêm thắp nến cho thuyền nhân Việt tại Tây Úc, các chi tiết sẽ thông báo sau.