VBF-Tập đoàn dầu khí Gazprom được coi như là gà đẻ trứng vàng cho ông Putin khả năng là sẽ bị Phương Tây kiện v́ những sai phạm mà họ gây ra. Đây được coi là một đ̣n mạnh vào nền kinh tế Nga đang có dấu hiệu phục hồi.Sớm nhất là hôm nay (22/4), Ủy ban kiểm soát chống độc quyền thuộc Liên minh châu Âu (EU) dự kiến sẽ đâm đơn kiện tập đoàn dầu khí Gazprom, New York Times đưa tin.Theo đó, cơ quan này cáo buộc Gazprom có những hành vi cản trở cạnh tranh, trong đó có việc cố ư tăng giá và ngăn cản các công ty khác tham gia vào thị trường khí đốt tại châu Âu.
Theo đánh giá của The Fiscal Times (Mỹ), đơn kiện này, trong bối cảnh giá dầu giảm, đồng rúp phập phù, và các lệnh trừng phạt từ phương Tây, sẽ là một đ̣n đau giáng vào nền kinh tế Nga đang cho thấy những dấu hiệu phục hồi.
Các nguồn tin cho biết, đích thân Ủy viên phụ trách Cạnh tranh châu Âu Margrethe Vestager sẽ tuyên bố những cáo buộc nói trên trong tuần này. Bà Vestager cũng chính là người tuần trước cáo buộc Google đă có hành vi cản trở cạnh tranh trên thị trường.
Cụ thể, bà Vestager dự kiến sẽ cáo buộc Gazprom đă ngăn chặn một cách bất hợp pháp việc tái xuất khẩu dầu khí đối với các quốc gia đă từng nhập khẩu của Gazprom, cũng như tạo ra khung giá cả không hợp lư khiến khách hàng phải trả cao hơn mức chuẩn.Nếu bị buộc tội, gă khổng lồ dầu khí của Nga sẽ phải đối diện với mức phạt lên đến 10% tổng doanh thu, nghĩa là hàng chục tỉ USD, một khoản tiền có thể coi là "đại họa" đối với tập đoàn này nói riêng cũng như nền kinh tế xứ bạch dương nói chung.Ngoài ra, Gazprom nhiều khả năng sẽ phải kí một bản cam kết trong đó nhấn mạnh nếu muốn tiếp tục "kiếm ăn" ở thị trường châu Âu, tập đoàn này sẽ phải tuân thủ các điều luật cạnh tranh công bằng và chống độc quyền của EU.
Sở hữu hơn một nửa cổ phần của Gazprom, điện Kremlin mỗi năm thu về ngân sách hàng tỉ USD doanh thu cũng như tiền thuế từ "con gà đẻ trứng vàng" Gazprom.
Ngoài ra, Nga luôn biết tận dụng sự hùng mạnh của tập đoàn lớn thứ ba thế giới để giành lợi thế trên chính trường, với việc đưa ra mức giá thuận lợi cho đối tác để đổi lấy những chính sách có lợi cho ḿnh, cũng như dùng việc tăng giá hay cắt nguồn cung cấp để đe dọa phía chống đối.Tờ Fiscal Times nhận định, những cáo buộc này đáng ra đă đến sớm hơn. Tuy nhiên, các quan chức EU khi đó không muốn tiếp tục đánh vào kinh tế Nga v́ lo sợ điều đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới công cuộc đàm phán giành lại ḥa b́nh cho Ukraine.
Về phần ḿnh, chính phủ Nga nhiều khả năng sẽ lên án động thái này là một bước đi mang tính "triệt hạ" của EU.
Trong những lần xuất hiện trước công chúng gần đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin liên tục cáo buộc phương Tây đă và đang âm mưu triệt phá nền kinh tế Nga, cũng như kiểm soát tầm ảnh hưởng của nước này trên trường quốc tế, đặc biệt là Đông Âu.
Nhận định về động thái này của EU, nhà nghiên cứu Paul Gregory, giáo sư Kinh tế học thuộc Đại học Houston, trong một bài viết góc nh́n đăng trên tạp chí Forbes (Mỹ) cho rằng đây là một thất bại của Tổng thống Putin.
Ông cho rằng việc EU dám động đến Gazprom mà không sợ các nước thành viên sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực cho thấy Nga đang mất dần tầm ảnh hưởng tại thị trường dầu khí lớn nhất của ḿnh.
vk
|