Sau khi Mỹ ban bố t́nh trạng giới nghiêm ở Baltimore th́ h́nh an ninh trật tự lại trở nên căng thẳng hơn. Đêm qua ( 29/4) lại nổ ra cuộc biểu t́nh biến thành bạo loạn ở thị trấn Ferguson, nổ súng, đốt phá và cướp bóc xảy ra kinh hoàng.
Người biểu t́nh đốt cháy ô tô trên đường phố
Truyền thông hạt St. Louis đưa tin hai người đă bị bắn trong hai vụ việc riêng rẽ xảy ra vào đêm 28/4 và rạng sáng 29/4 gần khu vực biểu t́nh ở thị trấn Ferguson. Trong vụ đầu tiên, nạn nhân bị bắn vào chân, cảnh sát đă bắt giữ nghi phạm và tịch thu súng. Chi tiết về vụ thứ hai vẫn chưa được công bố. Tuy nhiên, cảnh sát Ferguson vẫn chưa xác minh thông tin trên.
Trong khi đó, theo báo cáo, khoảng 50 đối tượng đă tham gia cướp một trạm xăng tại khu vực Dellwood gần Ferguson lúc 1h40 ngày 29/4. Thùng rác và các khu vệ sinh công cộng ở khu vực bị đốt cháy. Nhiều người tấn công xe cảnh sát bằng gạch đá.
[YOUTUBEVIDEO]TbvCBpooTqg[/YOUTUBEVIDEO]
Ngoài Ferguson, khoảng 500 người cũng tham gia biểu t́nh bên ngoài các trụ sở cảnh sát ở thành phố Chicago, bang Illinois. Tuy nhiên, các cuộc tuần hành diễn ra trong ḥa b́nh, chỉ một người bị bắt giữ.
Trong khi đó, tại Baltimore, lệnh giới nghiêm ban đêm có hiệu lực từ 22h tối hôm trước đến 5h sáng hôm sau và kéo dài trong một tuần. Trong đêm giới nghiêm đầu tiên, 28/4, hàng ngh́n cảnh sát đă được triển khai tại các chốt chặn, trong khi 2.000 binh sĩ của lực lượng Vệ binh quốc gia tuần tiễu trên khắp thành phố Baltimore nhằm đảm bảo lệnh giới nghiêm được thực thi. Bên cạnh đó, trực thăng và xe bọc sắt cũng được điều động trong chiến dịch này để tăng cường an ninh.
Đồ họa về t́nh h́nh bạo động ở Baltimore
Tuy nhiên, bất chấp lệnh giới nghiêm, khoảng 200 đối tượng quá khích vẫn tụ tập tại các ngă tư đường phố. Những người này đă ném chai lọ về phía hàng rào cảnh sát, buộc lực lượng thực thi pháp luật phải bắn đạn hơi cay và đạn khói để giải tán đám đông.
Phát biểu trong một cuộc họp báo, Cảnh sát trưởng thành phố Anthony Batts (An-thô-ni Bết) cho hay 10 đối tượng đă bị bắt giữ trong vụ giải tán lần này, song khẳng định t́nh h́nh an ninh tại Baltimore đă được kiểm soát.
Sau khi lệnh giới nghiêm kết thúc lúc 5h sáng 29/4 giờ địa phương, các trường học đă chuẩn bị mở cửa trở lại.
Thành phố Baltimore, cách thủ đô Washington khoảng 64 km, có khoảng 622.000 dân, trong đó 63% là người da màu. Vụ biểu t́nh bạo lực bùng nổ ngày 27/4 sau đám tang Freddie Gray, người đă tử vong do chấn thương cột sống nghiêm trọng, một tuần sau khi bị cảnh sát bắt giữ. T́nh h́nh trở nên căng thẳng đă buộc chính quyền bang Maryland ban bố t́nh trạng khẩn cấp.
Sự việc này được coi là nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ qua khi buộc lực lượng vệ binh quốc gia lần đầu tiên kể từ vụ bạo loạn năm 1968 phải tuần tra các tuyến phố. Theo thống kê, bạo lực ở Baltimore đă khiến 235 người biểu t́nh quá khích bị bắt giữ, trong đó có 34 thiếu niên; 15 công tŕnh xây dựng như nhà cửa và cửa hàng bị phóng hỏa; 144 phương tiện giao thông bị đốt cháy và hơn 20 cảnh sát bị thương.
Tổng thống Obama nghĩ ǵ?
Ngày 28/4, Tổng thống Mỹ Barack Obama lên tiếng chỉ trích cả những người biểu t́nh gây bạo loạn và cách hành xử của cảnh sát mà ông cho là có tính chất phân biệt đối xử đối với người da màu.
Tổng thống Barack Obama trong một cuộc họp báo tại Nhà Trắng, bày tỏ thất vọng với các cuộc biểu t́nh biến thành bạo loạn ngày 27/4 tại thành phố Baltimore thuộc bang Maryland, nhưng cho rằng trong nhiều thập kỷ qua có nhiều vụ cho thấy cảnh sát thường có những hành xử không thỏa đáng đối với các cá nhân, chủ yếu với người Mỹ gốc Phi.
Lực lượng chống bạo động được triển khai
Ông cho rằng, vụ thanh niên da màu Freddie Gray, 25 tuổi, bị thương, không được điều trị kịp thời, dẫn tới bị chết ngày 19/4 vừa qua khi đang trong nhà giam của cảnh sát Baltimore, là một bằng chứng mới về cách hành xử có tính phân biệt chủng tộc này.
Trái lại, ông Obama cũng cho rằng việc tụ tập biểu t́nh, đốt phá, gây bạo loạn và hôi của sau cái chết của Freddie Gray là những hành động không thể chấp nhận và không mang lại hiệu quả.
therealrtz © VietBF