Kẻ đứng đầu nhà nước Trung Quốc cứ theo đuổi những tham vọng những ǵ ḿnh không có th́ "trời không dung, đất không tha" đó là quy luật cuộc sống. Trước giờ phán quyết của PCA, nhiều nhà phân tích nhận định dù Trung Quốc có không tuân theo nhưng nó sẽ có giá trị như một cái tát vào mặt Bắc Kinh. Luật pháp quốc tế là do chính cộng đồng quốc tế thảo ra và chính Trung Quốc là thành viên th́ có khác ǵ Trung Quốc tự vả vào mặt ḿnh?
GS Erik Francks - thành viên Ṭa trọng tài thường trực, trưởng khoa luật pháp châu Âu và Quốc tế thuộc Đại học Tự do của Bỉ - tại hội thảo ngày 9 và 10- 6.
Ṭa trọng tài thường trực ở The Hague (PCA) tối 29-6 phát thông cáo sẽ ra phán quyết về đơn kiện của Philippines liên quan đến yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông vào khoảng 11g ngày 12-7 (16g cùng ngày, giờ Hà Nội).
Trong thông cáo, PCA cũng khẳng định đây là phiên ṭa được thành lập đúng quy định theo phụ lục VII của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS), trong đó Trung Quốc và Philippines đều là thành viên của công ước.
Thông tin này được các quốc gia ủng hộ vai tṛ của luật pháp quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp mong đợi từ lâu, đặc biệt là các nước công khai ủng hộ phán quyết của PCA như Mỹ, Úc, Indonesia, New Zealand, Anh...
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải B́nh cũng nhiều lần khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam là ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp ḥa b́nh, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS.
PCA công bố thời điểm phán quyết trong lúc Bắc Kinh đang thực hiện một chiến dịch ngoại giao quy mô khổng lồ chưa từng có tiền lệ nhằm kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế phê phán hành động của Philippines và việc PCA quyết định thụ lư vụ kiện.
Bắc Kinh tuyên bố có khoảng 60 quốc gia châu Á, châu Âu và châu Phi ủng hộ lập trường của nước này về PCA, tuy nhiên nhiều chuyên gia đă bóc mẽ sự thật rằng chỉ có một số nước ủng hộ lập trường của Bắc Kinh, và những nước này nằm rất xa Biển Đông và hầu như không có lợi ích ǵ trên Biển Đông như Afghanistan, Lesotho, Gambia, Kenya, Niger, Sudan, Vanuatu...
Những nỗ lực chính trị thông qua chiến dịch ngoại giao của Bắc Kinh nhằm vô hiệu hóa và làm suy yếu phán quyết sắp tới của PCA cho thấy Bắc Kinh đang rất lo sợ và thiếu tự tin trước các yêu sách vô lư của ḿnh, nhất là yêu sách “đường lưỡi ḅ” nuốt trọn gần hết Biển Đông.
Tại hội thảo về Biển Đông do phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam phối hợp với Học viện Ngoại giao Việt Nam tổ chức trong hai ngày 9 và 10-6 tại TP Hạ Long, khi được hỏi về quan điểm đối với phán quyết của PCA, GS Erik Francks - thành viên PCA, trưởng khoa luật pháp châu Âu và quốc tế thuộc Đại học Tự do của Bỉ - cho rằng PCA là một minh chứng cho thấy luật pháp quốc tế cần được tôn trọng và phán quyết của ṭa không chỉ giúp giảm sự phức tạp của những tranh chấp hiện tại, mà c̣n đóng góp cho sự phát triển của luật pháp quốc tế.
GS Francks c̣n nhấn mạnh cộng đồng quốc tế, trong đó có các cường quốc như Mỹ và Nhật Bản, ủng hộ phán quyết của PCA mà Trung Quốc, với tư cách là một trong năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, lại phủ nhận th́ đó là một sự bẽ mặt.
Trong bài viết đăng gần đây, báo The South China Morning Post dẫn lời một chuyên gia luật quốc tế hàng đầu của chính Trung Quốc thừa nhận rằng “nếu anh đă từ chối xuất hiện trước ṭa th́ anh sẽ chẳng c̣n mấy cơ hội để chiến thắng”.
Nhiều nhà phân tích nhận định phán quyết của PCA sẽ không ảnh hưởng nhiều đến trật tự quốc tế và khu vực, nhưng nó sẽ có giá trị như một cái tát vào Bắc Kinh v́ dám coi thường luật pháp quốc tế cũng như nhất cử nhất động sắp tới của nước này ở Biển Đông sẽ bị “soi kỹ” hơn.
Rơ ràng, Trung Quốc là “cây không ngay”, nên sợ “chết đứng”!
Therealtz © VietBF