Nằm ở Tây Tạng, học viện Phật giáo được coi là điểm văn hóa tâm linh mà những người muốn đắc đạo buộc phải đến. Dân số trong học viện bao gồm hơn 40.000 tăng ni, Phật tử và nơi đây vô tuyến truyền hình là điều bị cấm kị.
Larung Gar hay còn gọi là thung lũng Larung nằm ở Tây Tạng, đông bắc dãy Himalaya. Dân số của khu vực này khoảng 40.000 người, chủ yếu là tăng ni và sư sãi. Đây được xem là học viện Phật giáo lớn nhất thế giới.
Học viện đã phát triển mạnh mẽ trong 36 năm qua và tới năm 2015 có hơn 40.000 tăng ni, phật tử cư trú. Các vị sư được phân chỗ ở dựa trên tuổi tác và giới tính.Phân tách khu ở của sư sãi và tu sĩ là một con đường cắt ngang thung lũng. Tại Larung Gar, vô tuyến truyền hình là điều cấm kị.
Học viện Phật giáo Tây Tạng có 4 nhánh tín ngưỡng chính: Ngarig Nangten Lobling, Ủy ban Tín ngưỡng Quốc tế, Tu viện Pema Khandro Duling và Lektso Charbeb Ling.
Tu viện Pema Khandro Duling là nhà của khoảng 4.000 tu sĩ, hơn nửa trong số này là nữ giới.
10% số người tới thung lũng Larung Gar có gốc Hán thiểu số. Họ tu tập ở những lớp giảng bằng tiếng Trung.
Ủy ban Tín ngưỡng Quốc tế dạy cho hơn 1.000 tông đồ từ các vùng ở Trung Quốc và các nước châu Á.
Ngoài văn hóa tâm linh, Học viện Phật giáo Tây Tạng còn giảng dạy tiếng Anh, tiếng Hoa, tiếng Tây Tạng, tin học. Mỗi năm có khoảng 1.000 ngôi nhà mái đỏ mới được xây bởi các vị sư ở thung lũng.
Larung Gar dù là Học viện Phật giáo lớn nhất thế giới nhưng không được xem là điểm du lịch do vị trí biệt lập và hẻo lánh. Trước đây, chính quyền không cho phép người nước ngoài tới khu vực này nhưng vài năm trở lại đây, chính sách đã cởi mở hơn.
Hiện có một khách sạn mới nằm ở rìa phía bắc cho khách du lịch. Khách sạn này cũng giúp hạn chế tắc nghẽn ở những con đường chật hẹp trong học viện.