"Dù ông đă không c̣n ở đây để trực tiếp chứng kiến khoảnh khắc lịch sử này, nhưng cháu tin rằng ở trên kia, ông vẫn luôn dơi theo, hạnh phúc và tự hào" - Trang Pháp viết về ông ngoại - nhà ngoại giao Nguyễn Khắc Huỳnh trong ngày cả dân tộc đón mừng đại lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), ca sĩ Trang Pháp đă chia sẻ những kư ức xúc động về ông ngoại - cựu Đại sứ Nguyễn Khắc Huỳnh, một nhân chứng lịch sử từng trực tiếp tham gia vào quá tŕnh đàm phán và kư kết Hiệp định Paris năm 1973.
Trong bài viết chia sẻ trên trang cá nhân, Trang Pháp bày tỏ niềm thương nhớ và biết ơn dành cho ông- người đă dành trọn cả cuộc đời ḿnh để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng và công cuộc ngoại giao của đất nước.

Nhà ngoại giao Nguyễn Khắc Huỳnh. (Ảnh: FBNV)
“Ông ơi, đất nước chúng ta đang cùng nhau hướng về cột mốc trọng đại, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Dù ông đă không c̣n ở đây để trực tiếp chứng kiến khoảnh khắc lịch sử này, nhưng cháu tin rằng ở trên kia, ông vẫn luôn dơi theo, hạnh phúc và tự hào.
Khi ông ở tuổi ngoài 90, ông vẫn dành trọn t́nh yêu cho đất nước. Ông vẫn viết sách, vẫn đọc tài liệu, vẫn theo dơi thời sự mỗi ngày. Điều kỳ diệu là dù có thể quên đi một vài điều nhỏ nhặt trong đời sống thường nhật, nhưng với lịch sử – ông chưa từng quên”, cô viết.

Cựu đại sứ Nguyễn Khắc Huỳnh trong một cuộc hội thảo tại Floria (Mỹ) năm 1977. (Ảnh: FBNV)
Theo lời kể của nữ ca sĩ, mỗi lần truyền h́nh nhắc đến một dấu mốc lịch sử, ông đều có thể lập tức nhắc lại chính xác ngày, tháng và diễn biến của sự kiện ấy. Trong số đó, điều khiến ông tự hào nhất chính là việc được tham gia vào Hội nghị Paris – một trong những mốc son chói lọi của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam.
Ông từng nói: “Hiệp định Paris là thắng lợi ngoại giao mang tính lịch sử; là thành quả tổng ḥa các mặt quân sự, chính trị và ngoại giao, làm tiền đề cho Chiến thắng Mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước".
Cựu đại sứ Nguyễn Khắc Huỳnh qua đời vào năm 2021, ở tuổi 93. Trong khoảnh khắc cả dân tộc đón mừng ngày đại lễ, Trang Pháp xúc động cho biết cô muốn viết vài ḍng gửi tới ông để lưu giữ khoảnh khắc trọng đại này. "Cháu biết, nếu ông c̣n ở đây th́ chắc chắn ông sẽ muốn đi xem Lễ diễu binh, diễu hành, hoà vào khoảnh khắc thiêng liêng này cùng những người đồng đội và người dân cả nước".

Ca sĩ Trang Pháp. (Ảnh: FBNV)
Trang Pháp cũng thổ lộ cô viết những ḍng này không chỉ để lưu giữ kư ức gia đ́nh, mà c̣n để tri ân thế hệ đi trước – những người đă hi sinh, cống hiến v́ độc lập, tự do của Tổ quốc.
Đại sứ Nguyễn Khắc Huỳnh từng là một trong những học viên xuất sắc nhất trong khóa học về quân sự do vị tướng lừng danh Nguyễn Sơn đào tạo. Sau đó, ông trở thành thành viên phái đoàn Việt Nam Dân chủ cộng hoà tham gia đàm phán hiệp định Paris 1973, đóng vai tṛ chính trong việc thảo lập trường 10 điểm của Việt Nam Dân chủ cộng ḥa. Sau khi Hiệp định Paris được kư kết năm 1973, ông Nguyễn Khắc Huỳnh giữ chức Đại sứ Việt Nam tại Mozambique.
Trang Pháp sinh ra trong gia đ́nh giàu truyền thống về ngoại giao. Ông ngoại cô là cựu đại sứ Nguyễn Khắc Huỳnh. Bố cô là Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quang, đă có hơn 40 năm công tác, giảng dạy tại Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội). Mẹ Trang Pháp từng là Chánh văn pḥng Tổng Lănh sự quán Việt Nam tại Bỉ, có hơn 30 năm cống hiến cho ngành ngoại giao Việt Nam và cũng là người dạy cô nói tiếng Pháp.
VietBF@ sưu tập