T́nh trạng thiếu lương thực tại Dải Gaza ngày càng nghiêm trọng, bên bờ vực trở thành cuộc khủng hoảng nạn đói quy mô lớn.
"Hôm nay tôi phải trực suốt 24 giờ", một bác sĩ tại bệnh viện al-Shifa ở Gaza City, nói với Guardian. "B́nh thường bệnh viện sẽ phát cơm cho chúng tôi trong ca trực, nhưng hôm nay họ nói hết cơm rồi. Tôi và đồng nghiệp đă điều trị cho 60 bệnh nhân và giờ tôi không thể đứng vững nữa v́ đói".
Nhiều bác sĩ và nhân viên y tế ở Gaza đang chung cảnh ngộ, cho hay t́nh trạng đói ăn khiến họ không c̣n sức để chăm sóc bệnh nhân trong bệnh viện.
"Ai cũng mệt mỏi cùng cực, một số đă ngất trong pḥng mổ", bác sĩ Mohammed Abu Selmia, giám đốc bệnh viện al-Shifa, cho hay, thêm rằng các nhân viên của ông đă không được ăn ǵ suốt 48 giờ qua.
Dữ liệu do Liên Hợp Quốc tổng hợp trong hai tháng qua cho thấy nạn đói diễn ra nghiêm trọng tại Dải Gaza, với tỷ lệ suy dinh dưỡng gia tăng chóng mặt. Số liệu của các tổ chức nhân đạo và cơ quan y tế Dải Gaza cũng ghi nhận t́nh trạng bệnh nhân chết đói tăng cao chưa từng thấy.
Theo báo cáo công bố ngày 16/7 từ Văn pḥng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên Hợp Quốc (OCHA), số ca bệnh suy dinh dưỡng được điều trị tại một pḥng khám ở Gaza City do Tổ chức Bác sĩ Không Biên giới (MSF) vận hành đă tăng gấp ba lần trong hai tháng qua, từ 293 ca vào tháng 5 lên 983 ca trong tháng 7.
"Đây là lần đầu tiên chúng tôi chứng kiến t́nh trạng suy dinh dưỡng với quy mô nghiêm trọng như vậy ở Gaza", một điều phối viên y tế của MSF tại khu vực này nói với OCHA.

Muhammad Zakariya Ayyoub al-Matouq, một tuổi rưỡi, trong t́nh trạng suy dinh dưỡng nghiêm trọng và đang cùng mẹ sống trong lều ở Gaza City ngày 21/7. Ảnh: Reuters
Một cư dân tại Deir al-Balah chia sẻ với Times of Israel rằng nhiều người dân Gaza đang sống trong cảnh "đi ngủ trong cơn đói, thức dậy vẫn đói, và cả ngày không có ǵ để ăn".
Số lương thực viện trợ suy giảm nghiêm trọng khiến giá cả tăng vọt. Trong hơn một năm qua, Israel chỉ cho phép viện trợ nhân đạo vào Gaza thông qua các tổ chức phi chính phủ, cắt đứt nguồn cung cho thương nhân tư nhân. Dù vậy các mặt hàng lương thực vẫn xuất hiện ở "chợ đen", được cho là nguồn hàng bị các nhóm tội phạm cướp từ xe viện trợ.
"Tôi chưa từng nghĩ sẽ có ngày như thế này. Cả gia đ́nh c̣n không đủ ăn sáng. Rau củ gần như không có, trái cây và đường th́ đă biến mất từ nhiều tháng", cư dân tại Deir al-Balah kể. "Người dân ở đây nói rằng họ sẵn sàng chết v́ bom c̣n hơn chết đói. Nếu bị trúng bom, tôi chỉ chết một lần. C̣n với cơn đói, tôi cảm thấy như phải chết đi nhiều lần mỗi ngày".
Trong giai đoạn ngừng bắn ngắn ngủi hồi đầu năm nay, số trẻ em được điều trị suy dinh dưỡng tại Dải Gaza giảm đáng kể. Một điều tra của Liên Hợp Quốc vào tháng 3 cho thấy số ca bệnh trẻ suy dinh dưỡng mỗi tháng giảm từ khoảng 5.000 c̣n 2.500, do nguồn viện trợ thực phẩm được cải thiện.
Tuy nhiên, đến tháng 4, Chương tŕnh Lương thực Thế giới (WFP) cho biết giá thực phẩm ở Gaza đă tăng 1.400% so với mức giá trong đợt ngừng bắn tháng 1 và tháng 2. Các nguồn tin hiện trường cho biết mức giá thực tế c̣n cao hơn nữa, dù Israel đă bỏ lệnh cấm hàng hóa nhân đạo vào Dải Gaza được hai tháng.
"Hiện tại vợ chồng tôi và ba đứa con chẳng c̣n ǵ ăn. Chúng tôi đă không có thu nhập suốt hai năm. Con trai út của tôi, Ibrahim, được sinh ra trong chiến tranh và vợ tôi phải sinh con tại nhà. Từ lúc chào đời đến nay, nó chưa từng được nếm một miếng rau hay trái cây nào v́ chúng tôi không đủ khả năng mua", Anas Arafat, một cư dân thành phố Gaza, kể.
Dữ liệu của OCHA cho thấy t́nh trạng suy dinh dưỡng đă gia tăng từ vài tháng trước. Các pḥng khám ở thành phố Gaza và khu Al-Mawasi đang phải điều trị cho hơn 700 phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú và gần 500 trẻ em đều bị suy dinh dưỡng.
Cư dân ở Deir al-Balah cho biết ông phải trả 100 shekel cho một kg bột ḿ (khoảng 13,60 USD), nhưng Arafat nói giá ở Gaza City c̣n cao gấp đôi.
"Rau củ cũng vậy. Trước chiến tranh, 100 USD có thể nuôi cả gia đ́nh trong một đến hai tuần, nhưng giờ th́ chưa đủ ăn trong một tuần. Nhưng vấn đề không chỉ là tiền. Ngay cả khi bạn có 100 USD mà không có bột ḿ ngoài chợ th́ cũng vô nghĩa", Arafat nói.
Một cư dân khác ở phía tây Gaza City nói qua điện thoại rằng ông "không c̣n lựa chọn nào khác" ngoài việc chấp nhận mức giá cắt cổ ngoài chợ để mua thực phẩm. "Tôi không muốn mạo hiểm tính mạng của ḿnh hay các con để chạy tới các xe cứu trợ. Tôi biết làm ǵ bây giờ", ông nói.
Ông cho biết giá dưa leo có thể lên tới 70 shekel mỗi kg (khoảng 9,5 USD). Giá bột ḿ thay đổi tùy thuộc vào lượng hàng viện trợ được đưa vào Gaza qua xe tải.
"Nếu có nhiều xe viện trợ đi vào rồi bị cướp, giá bột ḿ ngoài chợ đen sẽ giảm. C̣n không, giá lại tăng như chứng khoán", ông giải thích. "Nhưng không phải ai cũng mua được. Mọi người đi cướp v́ không có ǵ để ăn".
Cơ quan y tế do Hamas điều hành tại Gaza hôm 22/7 ghi nhận 101 trường hợp, trong đó có 80 trẻ em, đă chết v́ đói trong hơn hai năm xung đột.
Dù các tổ chức quốc tế và Quỹ Nhân đạo Gaza (GHF) vẫn tổ chức phân phát viện trợ kể từ sau khi thỏa thuận ngừng bắn sụp đổ, nguồn lương thực này được cho là không thực sự đến được tay người dân.
Liên Hợp Quốc và giới chức Israel liên tục đổ lỗi cho nhau về t́nh trạng tắc nghẽn viện trợ. Israel vào ngày 22/7 bác bỏ cáo buộc rằng nạn đói đang xảy ra tại Gaza, đồng thời cáo buộc các tổ chức do Liên Hợp Quốc hậu thuẫn chủ động nhận và phân phối thực phẩm dù chúng đă được phép vào Dải Gaza.
Cơ quan Israel điều phối các hoạt động nhân đạo tại Gaza (COGAT) tuyên bố gần 1.000 xe viện trợ đă được chuyển đến lănh thổ Gaza, đang chờ ở cửa khẩu nhưng không có tổ chức nào đến nhận.
Trong khi đó, Muath Alser, giám đốc tổ chức y tế Healthcare Worker Watch của Palestine, cho hay các bác sĩ ở Gaza đă ghi nhận mức độ đói ăn, suy giảm miễn dịch, nhiễm trùng và t́nh trạng kiệt sức, ngất khi làm việc của nhân viên y tế cao chưa từng thấy. "Chúng tôi không thể chỉ nghe những lời chỉ trích, chúng tôi cần hành động khẩn cấp", Alser nói.
VietBF@sưu tập