Tái cơ cấu nền kinh tế là một trong 3 nhóm nhiệm vụ - giải pháp quan trọng, được ưu tiên trong kế hoạch 5 năm 2011-2015, cũng là nhiệm vụ, giải pháp cấp bách cần phải triển khai ngay trong năm 2012. Kế hoạch quan trọng này vừa được Bộ Kế hoạch và đầu tư báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hôm nay (1/10).Theo Bộ Kế hoạch và đầu tư (KH&ĐT), tái cơ cấu nền kinh tế là nhiệm vụ rất lớn và cũng rất phức tạp, đ̣i hỏi phải được triển khai thực hiện trong tất cả các ngành, các lĩnh vực trên phạm vi cả nước và trong từng địa phương, đơn vị cơ sở.
Đầu tư công: Không tăng thu bằng mọi giá
Điểm mấu chốt, theo Bộ KH&ĐT, là tái cơ cấu đầu tư công. Theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, trong thời gian qua, do mong muốn phát triển nhanh, nhưng nguồn lực lại hạn hẹp nên nhiều địa phương đă có nhiều giải pháp khuyến khích thu hút đầu tư, phát triển quá nhiều các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu để tạo nguồn thu mà không tính toán đầy đủ đến khả năng thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư; khai thác quá mức tài nguyên khoáng sản mà không tính đến hậu quả huỷ hoại môi trường,… để tạo nguồn thu ngân sách.
Việc mở rộng đầu tư công lớn (cả Trung ương và địa phương) trong thời gian qua đă cải thiện được phần nào hạ tầng kinh tế - xă hội, xây dựng được một số công tŕnh dự án phục vụ phát triển kinh tế - xă hội, xoá đói giảm nghèo. Tuy nhiên, việc phân cấp thẩm quyền cho các địa phương quá mức, vượt ra ngoài sự quản lư của Trung ương đă dẫn đến t́nh trạng các bộ, ngành, địa phương phê duyệt quá nhiều dự án vượt quá khả năng nguồn lực của ngành ḿnh, cấp ḿnh, kế hoạch đầu tư bị cắt khúc ra từng năm… khiến đầu tư dàn trải, bị động, kéo dài thời gian thi công, gây lăng phí, thất thoát, giảm hiệu quả đầu tư. Điều quan trọng hơn là Nhà nước không tập trung được nguồn lực để đầu tư dứt điểm các dự án hạ tầng quan trọng. Đây cũng đồng thời là nguyên nhân làm tăng tổng cầu của nền kinh tế, góp phần làm cho lạm phát tăng cao.
Theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, việc tái cơ cấu đầu tư phải dựa trên nguyên tắc đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đi đôi với việc thực hiện thu đúng, thu đủ theo các quy định của pháp luật, nhưng cũng cần phải quán triệt nguyên tắc khuyến khích phát triển sản xuất và tăng nguồn thu ở những ngành, những vùng, những địa phương có lợi thế so sánh và tiềm năng phát triển, có hiệu quả cao
, từ đó tạo ra nguồn thu lớn đáp ứng nhu cầu chi của cả nước và những nhu cầu chi tiêu của các vùng nghèo, các vùng kém phát triển mà nguồn thu không đáp ứng được nhu cầu chi tiêu,
khắc phục t́nh trạng tạo ra nguồn thu và tăng thu bằng mọi giá ở các cấp địa phương. Đồng thời, phải từng bước tiến tới xây dựng dự toán ngân sách nhà nước dựa trên kết quả đầu ra, thay v́ căn cứ vào các yếu tố đầu vào như hiện nay.
|
Khu kinh tế Nhơn Hội (Quy Nhơn) được cho là có biểu hiện của sự đầu tư lăng phí, không hiệu quả - ảnh: Tuệ Khanh |
Đối với nhiệm vụ tái cơ cấu đầu tư, từng bước điều chỉnh cơ cấu theo hướng giảm dần đầu tư công; tăng cường các biện pháp để huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước để đầu tư phát triển nền kinh tế.
Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ phải tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng không thu hồi được vốn, trước hết là các công tŕnh lớn trọng điểm, đầu tư cho các lĩnh vực GDDT, phát triển KHCN, quốc pḥng an ninh, an sinh xă hội…
Bộ KH&ĐT đề xuất Chính phủ ban hành Luật đầu tư công và mua sắm công, sửa đổi lại quy chế phân cấp quản lư đầu tư công, trước hết là đầu tư từ nguồn NSNN và trái phiếu Chính phủ, phải đảm bảo nguyên tắc
chỉ quyết định đầu tư khi đă xác định rơ về nguồn vốn và khả năng cân đối nguồn vốn ở từng cấp ngân sách.
Doanh nghiệp nhà nước: Trả lương thích đáng cho cán bộ quản trị
Đối với nhiệm vụ tái cơ cấu DNNN, bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho rằng, cần đề ra các giải pháp đẩy nhanh quá tŕnh cổ phần hoá theo đúng quy định tại Nghị định số 59/NĐ-CP ngày 18/7/2011 về chuyển DNNN thành công ty cổ phần phù hợp với đặc điểm của từng tập đoàn, tổng công ty, công ty. Đối với các DN mà cơ cấu tài sản phức tạp, khó có thể định giá cho toàn bộ DN th́ có thể tiến hành bán, khoán từng phần hoặc chia nhỏ thành các công ty thành viên để CPH. Thực hiện thoái vốn nhà nước tại các DN đă CPH không thuộc diện nhà nước phải nắm quyền chi phối.
Đối với những DNNN thuộc diện nhà nước nắm giữ 100% vốn, Bộ trưởng KH&ĐT đề nghị cần tiếp tục hoàn thiện cơ cấu, mô h́nh tổ chức theo quy định của Luật DN… Có chế độ đăi ngộ thích đáng đối với cán bộ quản trị doanh nghiệp tŕnh độ cao, kể cả việc thuê chuyên gia nước ngoài.
Một trong những nhiệm vụ của việc tái cơ cấu các DNNN, đó là rà soát đánh giá toàn diện về hoạt động và hiệu quả của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn; làm rơ những nguyên nhân thua lỗ lớn ở một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước trong thời gian qua. Trên cơ sở đó, sửa đổi hoàn thiện các đề án tái cơ cấu các tập đoàn và Tổng công ty lớn, bảo đảm nâng cao vai tṛ DNNN trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác phát triển.
Ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính: Giảm số lượng, tăng quy mô
Tái cơ cấu các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính cũng là một trong những mục tiêu quan trọng trong 5 năm tới. Theo nhận định của Bộ KH&ĐT, việc triển khai thực hiện theo lộ tŕnh tái cơ cấu các ngân hàng thương mại theo hướng giảm số lượng, tăng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng và hoạt động của ngân hàng là một nhiệm vụ quan trọng, cấp bách nhưng “cũng hết sức nhạy cảm” đối với sự ổn định trong toàn bộ nên kinh tế. V́ vậy, việc tái cơ cấu phải được tiến hành một cách thận trọng theo một lộ tŕnh, có mục tiêu và chương tŕnh hành động cụ thể cho từng giai đoạn.
Theo đó, trước hết cần đánh giá lại toàn bộ hoạt động của các ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng nước ngoài; phân loại ngân hàng theo quy mô, chất lượng tín dụng, năng lực cạnh tranh, hiệu quả hoạt động…. đặc biệt, cần nghiên cứu để xác định nhu cầu số lượng và quy mô cần thiết của các tổ chức tín dụng… từ đó tổ chức tái cơ cấu.
(
Báo vnmedia.vn)