Hiện thời có rất nhiều người mỗi khi đề cập đến nước Mỹ, thảy đều tỏ thái độ ghét cay ghét đắng, nhưng tại sao lại ra cơ sự này? Dưới đây là các nguyên nhân chính:
Luôn hành động đơn phương
Mỹ là một xứ sở thực dụng, với những người ưa thích mạnh tay hành động hơn là tán chuyện phiếm.
Đôi khi những hành động đơn phương này đă mang lại những hiệu quả tốt nhưng đôi lúc hành động đơn phương làm cho những người vô tội lăn ra chết. Mỹ luôn "hào hiệp" lăn xả vào những vụ can thiệp trên khắp thế giới, tuy vậy các đồng minh của Mỹ luôn cảm thấy khó chịu bởi ông bạn "nước ngoài".
Dù các nước nói ra nói vào trực tiếp hay gián tiếp về cách hành xử của Mỹ, song "ông lớn" đă quyết chí là làm, chẳng ai có thể thay đổi được cái nếp nghĩ cũ rích ấy.
Chẳng giải quyết được ǵ!
Từ chiến trường Việt Nam đến vụ bê bối t́nh ái giữa cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton và nữ thực tập sinh Nhà Trắng Monica Lewinski cho đến "Sứ mạng đă hoàn thành" tại Iraq và cả sứ mạng lùng và tiêu diệt trùm khủng bố quốc tế Osama Bin Laden, có vẻ như người Mỹ đă hoàn thành hàng núi "công việc" của ḿnh nhưng thực ra nước này chưa từng nói rằng t́nh h́nh tại những nơi đó đă cải thiện triệt để, với Mỹ không có nơi nào là thanh b́nh ngoài nước Mỹ.
Tại sao? Câu trả lời chỉ chính Mỹ mới biết, nhưng thường mất nhiều thời gian, và đôi khi cần tới những cuộc tranh căi nảy lửa mới ngă ngũ song t́nh h́nh chẳng đâu vào đâu.
Bảo thủ
"Ông lớn" luôn bảo thủ quan điểm của ḿnh. Có không "bàn tay nhám" của Mỹ trong việc thanh trừng những thành viên cốt cán của lănh tụ Joseph Stalin? Hay âm mưu giật dây đằng sau vụ "Cánh đồng chết" tại Campuchia?
Và các cơ quan "hắc ám" như FBI/CIA/ATF/DEA/PTA sẽ không để bạn chết nhanh chóng mà sẽ từ từ làm bạn đau đớn từng chút một nếu dám chống lại Kế hoạch kích thích kinh tế (ESP) do Mỹ đề xuất.
Bất chấp vô số nỗ lực của Mỹ, các quốc gia khác vẫn hậm hực nh́n thấy đó là các giải pháp thiếu hiệu quả và chất chồng các nguy cơ.
Xuất khẩu rác văn hoá
Với một nền kinh tế thị trường thịnh vượng cùng sự tự do quá đáng về nhân quyền khiến cho phần lớn người Mỹ luôn đeo đuổi những nỗ lực không tưởng nào đó như xuất khẩu văn hoá âm nhạc kỳ dị của họ ra thế giới. Họ đă ép thế giới "ăn" những ǵ mà ḿnh đă chế tác ra.
Dĩ nhiên những nền văn hoá khác không thể nào chấp nhận với cách hát và phục trang dị hợm như Mỹ, đi kèm với đó là t́nh cảm ghét bỏ, ghen tỵ hoặc kinh tởm. Chính những hành động theo kiểu tự do quá trớn càng làm cho thế giới Hồi giáo lo ngại nhất.
Can thiệp quốc tế
Mỹ có quân đội thuộc loại tiên tiến nhất thế giới. Chính Mỹ cũng đang từng bước thiết lập các căn cứ quân sự ở nhiều quốc gia trên thế giới mà theo cách nói của "ông lớn" th́ là do "đề nghị" chân thành từ nước sở tại (!?).
Việc làm này một phần đem lại ḷng tự hào và kiêu hănh của người Mỹ nhưng mặt khác nó là nỗi sỉ nhục cho ḷng tự hào dân tộc tại quốc gia có căn cứ quân sự của Mỹ.
Người Mỹ không ngừng can thiệp vào hoạt động kinh doanh của các nước nhằm giúp cho thế giới an toàn hơn nhưng bên cạnh đó là nhằm phục vụ cho mưu đồ của người Mỹ, bất chấp "mặt lạnh" của các nước sở tại.
Xả thải ra môi trường
Mặc dù chỉ chiếm 5% dân số thế giới nhưng Mỹ lại tiêu thụ đến 26% năng lượng của thế giới.
Mỹ cũng là quốc gia xả khí thải Carbon nhiều nhất thế giới, chiếm tới 23% năng lượng liên quan đến khí thải Carbon trên toàn thế giới (theo số liệu từ Bộ Năng lượng Mỹ), trong khi dân Mỹ đang dùng điện xả láng th́ có đến 2 tỷ người trên thế giới hiện nay đang sống khá chật vật v́ thiếu điện sinh hoạt.
Cho phép ḿnh sở hữu hạt nhân
Mỹ là nhà phát minh và là người đi tiên phong trong thời chiến về các loại vũ khí hạt nhân (chưa từng nghĩ rằng sẽ dùng nó nhằm ngăn ngừa một hành vi xâm lược của ngoại bang, nhưng sau đó từng lên âm mưu thôn tính Nhật Bản, ước tính đă có 1 triệu người Mỹ bị thương vong v́ vũ khí hạt nhân).
Các giao thức bảo mật lỏng lẻo (và t́nh báo thông minh) đă làm lan truyền sang khối Liên Xô cũ (USSR) và sau đó ác qủy đă bước ra khỏi quả hồ lô.
Ăn mọi thứ
Do sản xuất nông nghiệp quá thặng dư, thức ăn quá dồi dào nên người Mỹ có thể ăn bất kỳ thứ ǵ họ muốn. Muốn ăn cái ǵ, chỉ đơn giản là ra các nhà hàng dạng Takeaway (lấy thức ăn đem đi) hay ở những cửa hiệu nhỏ nào đó.
Tiền trao, cháo múc, hết sức chóng vánh!. Thêm nữa, tủ lạnh trong mọi hộ gia đ́nh người Mỹ đều rất to, trong đó chất ngồn ngộn cơ man nào là thức ăn, phần lớn tủ lạnh có thể nhét nguyên cả một con người vào trong đó!.
Chất béo cũng là thứ mà người Mỹ rất thích nạp vào người. Những thương hiệu đồ ăn nhanh kiểu như KFC hay McDonald's đang bành trướng khắp thế giới, lấn át các thức ăn địa phương, do đó không khó để hiểu người bản xứ ghét Mỹ v́ đồ ăn nhanh kiểu Mỹ
Theo
cand