- Theo tuyên truyền của tờ Phương Đông (dẫn lời báo Hàn Quốc?-PV) máy bay J-20 Trung Quốc phù hợp với môi trường công nghệ của châu Á hiện nay, tính cơ động là chính, tính tàng hình là phụ.
Phương án máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm KFX200 của Hàn Quốc.
Theo truyên truyền của tờ Phương Đông ngày 11/6, trang mạng quân sự Hàn Quốc “Diễn đàn Không quân Shilla” có bài viết phân tích về tính năng và triển vọng phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm KFX200 mới được Hàn Quốc công bố.
Bài viết cho rằng, đối với Hàn Quốc, chương trình KFX200 (kiểu máy bay thông thường hạng nhẹ) cơ bản phù hợp với nhu cầu của Hàn Quốc. Tham khảo kinh nghiệm chương trình máy bay chiến đấu Shin shin Nhật Bản, xuất phát từ độ hoàn thiện của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm và sự bảo hộ công nghệ, trong ngắn hạn Mỹ sẽ không bán cho đồng minh công nghệ lõi máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm.
Trong khi đó báo Trung Quốc tự tin khi nói rằng, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Trung Quốc phù hợp hơn với môi trường sử dụng của châu Á (?-PV). Trên cơ sở đó, Hàn Quốc cần tham khảo kinh nghiệm của Trung Quốc, dựa trên công nghệ hiện có, thông qua nâng cấp tích hợp có hiệu quả, phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm có tính cơ động là chính, bỏ qua một phần tính năng tàng hình.
Theo bài báo, thứ nhất, máy bay chiến đấu tàng hình thông thường hạng nhẹ phù hợp với nhu cầu trang bị của Hàn Quốc. Hàn Quốc là một nước châu Á coi trọng phát triển trang bị không quân không thua gì bất cứ nước nào trong khu vực.
Năm 2010, Hàn Quốc đã sở hữu lô máy bay chiến đấu ném bom F-15K đầu tiên do Mỹ chế tạo. Sau khi có được khả năng tấn công không đối đất tầm xa mạnh nhất khu vực Đông Bắc Á, gần đây Hàn Quốc lại đưa ra chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm KFX200 được nâng cấp hệ thống.
KFX200 Hàn Quốc.
Điều khác biệt so với Nhật Bản là, chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Hàn Quốc ngay từ khi bắt đầu đã dựa vào phát triển máy bay chiến đấu hạng nhẹ, chỉ nghiên cứu có hạn về máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm hạng nặng, dự trữ công nghệ phục vụ cho nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu hạng nhẹ. Nhìn vào góc độ công nghệ, sự lựa chọn này của Hàn Quốc là đúng đắn.
Nhìn vào quá trình Nhật Bản nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu Shin shin, cho dù là đồng minh tin cậy của Mỹ, không những không giành được công nghệ máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm tiên tiến, hoàn thiện của Mỹ, hơn nữa do Mỹ muốn loại bỏ đối thủ cạnh tranh vũ khí trang bị, trong quá trình nghiên cứu phát triển, Nhật Bản thậm chí còn chịu sức ép nghiêm trọng từ Mỹ.
Theo đó, nhìn vào khả năng công nghệ hàng không có hạn, Hàn Quốc xác định máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm là máy bay hạng nhẹ, trên cơ sở đó, một mặt có thể bảo đảm hoàn thành chương trình khi ít nhận được sự hỗ trợ công nghệ từ bên ngoài, mặt khác cũng có thể phối hợp khả năng chiến đấu với máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư hiện có tính năng còn tốt, bảo đảm tận dụng có hiệu quả nhất nguồn lực quốc phòng.
Trước đó, Hàn Quốc phải giải đáp một câu hỏi gai góc nhất, đó là trong tình hình không thể chỉ dựa vào sức mạnh công nghệ trong nước để hoàn thành nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, trong các phương án máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm hiện có trên thế giới, loại nào có thể để Hàn Quốc tham khảo nhiều hơn? Báo Phương Đông nói rằng: Câu trả lời là Trung Quốc.
Mô hình máy bay chiến đấu KFX của Hàn Quốc.
Thứ hai, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Trung Quốc phù hợp với môi trường sử dụng của châu Á (?-PV), so sánh tính năng công nghệ đơn thuần, có thích hợp với môi trường sử dụng hay không mới là tiêu chuẩn cơ bản nhất đánh giá một loại trang bị có thành công hay không.
Đối với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, trong các chương trình nghiên cứu phát triển hiện có, J-20 của Trung Quốc chắc chắn là máy bay chiến đấu thích hợp với môi trường sử dụng của thế kỷ châu Á.
Điều cần chỉ ra là, môi trường sử dụng ở đây nghiêng hơn về “môi trường công nghệ” truyền thống, chứ không phải “môi trường tác chiến”. Mọi người đều biết, riêng về môi trường tác chiến của máy bay chiến đấu, châu Á và các khu vực khác của thế giới hoàn toàn không có sự khác biệt rõ rệt. Nhưng môi trường công nghệ lại hoàn toàn khác.
Cùng với việc Trung Quốc phát triển thành công máy bay chiến đấu J-20, Đông Bắc Á trở thành khu vực thứ ba thế giới có chương trình nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, sau Bắc Mỹ, Đông Âu.
Nhưng, điều cần chỉ ra là, môi trường công nghệ của khu vực Đông Bắc Á về tổng thể lạc hậu so với Bắc Mỹ và Đông Âu. Vì vậy, ở khu vực này, trong bất cứ cuộc xung đột nào, máy bay chiến đấu quá tiên tiến đều khó được cả bên tấn công và bên phòng thủ ứng dụng có hiệu quả.
Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 của Trung Quốc.
Thành tựu của J-20 ở chỗ, tính năng công nghệ và quá trình phát triển của nó hoàn toàn được tiến hành khi thao khảo môi trường sử dụng khách quan của Đông Bắc Á. J-20 mặc dù về tổng thể giữ được đặc điểm công nghệ nhất định của F-22, nhưng đã tái điều chỉnh tiêu chuẩn “5S” do Mỹ xác lập và đã tiến hành chọn lựa thích hợp, từ đó đồng thời đã bảo đảm được tính khả thi và tính tiên tiến của máy bay chiến đấu J-20.
Đối với Hàn Quốc, điều quý nhất từ kinh nghiệm của Trung Quốc là, cần làm rõ khách quan giá trị thực của máy bay chiến đấu trong tương lai gần, không chạy theo mù quáng, nghiên cứu phát triển được máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm phù hợp với nước mình và môi trường sử dụng của châu Á.
Xét tới điều đó, tham khảo kinh nghiệm của Trung Quốc, nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm lấy tính cơ động làm chính, tính tàng hình làm phụ là phù hợp nhất với con đường phát triển của Hàn Quốc.
Thứ ba, Hàn Quốc có thể học hỏi kinh nghiệm của Trung Quốc phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm lấy tính cơ động làm chính, lấy tính tàng hình làm phụ.(Hiện máy bay J-20 của Trung Quốc mới đang ở giai đoạn thử nghiệm, động cơ chính của loại phản lực này nhiều khả năng vẫn là động cơ do Nga chế tạo - PV)
Nhìn vào ý tưởng máy bay chiến đấu KFX200 được Hàn Quốc công bố hiện nay, nó rất giống máy bay chiến đấu J-20 thu nhỏ, tiêu chí nổi bật nhất chính là trên ống hút gió có lắp một cặp cánh vịt.
Mô hình máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm KFX200 của Hàn Quốc.
Mọi người đều biết, cánh con vịt cải thiện đáng kể tính cơ động cho máy bay chiến đấu, nguồn gốc nghiên cứu phát triển nó có thể tìm hiểu các loại máy bay của Đức Quốc xã cuối thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai.
Nhưng, dựa vào quan điểm của Mỹ, cánh vịt tác động tiêu cực rất lớn đến tính năng tàng hình, sẽ trở thành nguồn phản xạ rất lớn dễ bị radar phát hiện.
Nhưng, vấn đề ở chỗ, F-22 và F-35 của Mỹ đều không áp dụng cánh con vịt, tính năng tàng hình của chúng không chỉ chưa thể đạt tiêu chuẩn, mà việc theo đuổi quá mức tính năng tàng hình đã có ảnh hưởng đến tính năng tổng thể của máy bay chiến đấu.
Xét theo đó, Trung Quốc lần đầu tiên áp dụng cánh vịt trên máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, thực chất là xác lập cho J-20 tiêu chuẩn công nghệ lấy tính cơ động làm chủ, tính tàng hình là phụ.
Trong khi đó, chương trình KFX200 của Hàn Quốc rõ ràng đã tham khảo tư tưởng thiết kế của Trung Quốc. Nhưng lúc này Hàn Quốc phải chú ý một chi tiết công nghệ then chốt, đó là mặc dù trong nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Trung Quốc và Mỹ, tồn tại quan điểm khác nhau về tính năng tàng hình, nhưng đều cho rằng máy bay chiến đấu cần đồng thời có khả năng tuần tra siêu âm và siêu cơ động.
Máy bay chiến đấu F-22 của Mỹ.
Trong khi đó, việc bố trí cánh vịt mặc dù giúp cải thiện tính năng cơ động của máy bay chiến đấu, nhưng nếu muốn bảo đảm khả năng tuần tra siêu âm, thì phải có động lực (của động cơ) lớn hơn, mà điều này đối với Trung Quốc và Hàn Quốc (hai nước có trình độ động cơ đều hạn chế), chắc chắn là một thách thức to lớn.
Vì vậy, trong tình hình chưa thể được đảm bảo đầy đủ động cơ như Trung Quốc, Hàn Quốc cần thận trọng tham khảo kinh nghiệm phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Trung Quốc.
Máy bay chiến đấu J-20 Trung Quốc bay thử.
Đông Bình (nguồn báo Phương Đông)