Là vị tổng thống có quyền lực lớn nhất và tầm ảnh hưởng mạnh nhất hiện nay. Các chiến lược của Putin luôn khiến các nước trên thế giới đặc biệt là khu vực đối trọng Phương Tây luôn dè chừng. Dáng đi của Putin như một xạ thủ chuyên nghiệp gần đây cũng được giới khoa học đem ra mổ xẻ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin có dáng đi giống "một xạ thủ" với cánh tay phải ít đung đưa, thói quen có thể bắt nguồn từ khi ông được huấn luyện làm điệp viên.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (ngoài cùng, bên phải) đi cùng Chánh văn pḥng điện Kremlin Sergei Ivanov (giữa) và Thủ tướng Dmitry Medvedev tại điện Kremlin ngày 3/12. Ảnh: AFP.
Tạp chí y khoa Anh BMJ hôm qua đăng tải một nghiên cứu do nhóm các nhà thần kinh học ở Bồ Đào Nha, Italy và Hà Lan thực hiện. Các chuyên gia trong phân tích tư thế và động tác nghi là dấu hiệu rối loạn sức khỏe cho biết họ bất ngờ trước dáng đi khác biệt của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Khi bước đi, tay trái Tổng thống Putin đung đưa b́nh thường nhưng tay phải th́ di chuyển rất ít. Cách chuyển động bất đối xứng này thường là một dấu hiệu của bệnh Parkinson. Tuy nhiên, họ không phát hiện những dấu hiệu khác như run, cứng đơ hay phối hợp kém.
Ngược lại, họ nhận thấy ông Putin có "khả năng vận động tuyệt vời", là một vơ sĩ judo đai đen, người cử tạ và bơi lội. Ông viết nhanh và kư tên không bị run. Quá tŕnh nghiên cứu dẫn đến một giải thích khác dựa theo sổ tay huấn luyện của Ủy ban An ninh Quốc gia Liên Xô (KGB).
Sổ tay hướng dẫn điệp viên dùng tay phải giữ vũ khí sát ngực và đi xoay người về một phía, thường là bên trái, theo hướng di chuyển. Cách đi này cho phép điệp viên rút súng ra nhanh nhất có thể khi gặp kẻ địch. Putin từng là điệp viên KGB trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Ông Putin cưỡi ngựa trong một kỳ nghỉ ở nam Siberia năm 2009. Ảnh: AFP.
Để xác định cách thức huấn luyện trên có phải là nguyên nhân gây ra dáng đi của ông Putin hay không, nhóm chuyên gia đă xem thêm nhiều video về quan chức Nga.
Các nhà nghiên cứu "kinh ngạc" trước điều họ thấy, AFP dẫn lời Bastiaan Bloem, giáo sư về rối loạn thần kinh vận động thuộc Trung tâm Y tế Đại học Radboud, Nijmegen, Hà Lan, người dẫn đầu nghiên cứu, nói.
Họ phát hiện cách di chuyển đó c̣n có ở Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev, hai cựu bộ trưởng quốc pḥng Anatoly Serdyukov và Sergei Ivanov, một chỉ huy quân đội cấp cao tên Anatoly Sidorov.
Putin và Ivanov là cựu quan chức KGB, Serdyukov và Sidorov từng được huấn luyện quân sự c̣n Medvedev là trường hợp ngoại lệ, không có liên hệ với KGB hay quân đội. Theo nghiên cứu, có thể ông Medvedev bị ảnh hưởng bởi Tổng thống Putin.
Do đó, tay Putin chuyển động bất đối xứng không phải là do bệnh tật mà khả năng cao là "thói quen từ huấn luyện quân sự hoặc t́nh báo", nghiên cứu cho biết. "Chúng tôi t́m thấy các ví dụ khác về việc hạn chế đung đưa tay liên quan đến huấn luyện sử dụng vũ khí: những tay cao bồi trong phim 'Wild West' (Miền Tây hoang dă) thường ít khi đung đưa tay phải".
Nhóm nhà nghiên cứu quyết định đưa ra cụm từ "dáng đi xạ thủ" để mô tả hiện tượng này.
Theo Bloem, nghiên cứu là một phần trong cuộc tranh luận đang lớn dần trong giới chuyên gia y tế về dáng đi khác thường của Putin. Họ thừa nhận cuộc tranh luận chỉ là phỏng đoán bởi không thể tiếp cận bác sĩ riêng hay hồ sơ y tế của Putin.
Cuộc tranh luận c̣n có ư kiến cho rằng Putin bị tổn thương trong người, từng mắc bệnh bại liệt khi c̣n nhỏ, bị đột quỵ hoặc liệt kiểu Erb, t́nh trạng do bị dùng dụng cụ kẹp vào vai để kéo khi ông ra đời. Bloem cho rằng các giả thiết trên đều bị loại bỏ bởi vai và tay phải Putin hoàn toàn khỏe mạnh và dễ cử động.
Tổng thống Putin, 63 tuổi, thường xuất hiện trong những h́nh ảnh khỏe mạnh như cởi trần cưỡi ngựa hay lái xe đua F1. Sức khỏe của Putin trở thành chủ đề đồn đoán trong năm 2012 sau khi ông đi khập khiễng tại một hội nghị thượng đỉnh châu Á - Thái B́nh Dương. Điện Kremlin sau đó giải thích nhà lănh đạo Nga bị "chấn thương thể thao nhẹ".
***