Hôm qua 11/6, trước ngày diễn ra hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều 1 ngày, các trợ lư hàng đầu hai bên đă có các cuộc họp marathon để có thể ra thông cáo chung sau khi hội nghị kết thúc. Cuộc họp diễn ra căng thẳng khi họ tranh luận gay gắt về việc có nên đưa hai thuật ngữ CVID và CVIG vào bản dự thảo cuối cùng.
Cuộc gặp lịch sử giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đang thu hút sự chú ư của cả thế giới. Ảnh: The Straits Times.
Dù chi tiết cuộc đàm phán Mỹ - Triều được giữ bí mật đến phút chót, nhưng theo một số nguồn tin của hăng tin Mỹ Bloomberg, ban đầu, chỉ có Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un gặp nhau, sau đó những trợ thủ thân cận nhất của hai nhà lănh đạo sẽ được tham dự. Phía Mỹ có Ngoại trưởng Mike Pompeo và Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton. Phía Triều Tiên có em gái nhà lănh đạo Kim Jong-un là bà Kim Yo-jong.
Mong muốn của hai bên
Đúng 9 giờ (giờ Singapore) ngày 12/6, ông Trump và ông Kim Jong-un sẽ có cuộc gặp lịch sử tại khách sạn Capella trên khu đảo nghỉ dưỡng Sentosa của Singapore. Bên cạnh đội vệ sỹ tinh nhuệ nhất để bảo vệ các yếu nhân, Singapore đă triển khai hàng ngàn cảnh sát Singapore mặc thường phục tại ba địa điểm quan trọng của hội nghị thượng đỉnh. Trên đảo Sentosa, khoảng 60 khẩu thần công được trang trí hoa và cành ô-liu.
Bloomberg dẫn một quan chức Mỹ nói rằng, một thông cáo chung sẽ được đưa ra nếu cuộc gặp diễn ra suôn sẻ. Theo The Straits Times, ông Kim có kế hoạch rời khỏi Singapore vào lúc 14 giờ ngày 12/6, có nghĩa là ông sẽ trở về ngay sau khi kết thúc hội đàm. Ông Kim dự định gặp ông Trump để đàm phán về việc chấm dứt chương tŕnh hạt nhân của Triều Tiên và việc gỡ bỏ các biện pháp trừng phạt của quốc tế nhằm vào B́nh Nhưỡng.
Theo Yonhap, Văn pḥng Nhà Xanh cho biết, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Tổng thống Mỹ Donald Trump điện đàm ngày 11/6. Theo đó, ông Moon bày tỏ hy vọng về sự thành công của hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều chưa từng có trong lịch sử. Ông Moon nói với ông Trump rằng, hội nghị nếu thành công sẽ là món quà cho toàn thế giới. Tổng thống Mỹ nói rằng, ông sẽ thảo luận kỹ càng về những phương thức để tạo ra kết quả cho hội nghị thượng đỉnh lịch sử này.
Theo Yonhap, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 11/6 nói rằng, Mỹ sẽ đảm bảo việc thẩm tra việc dỡ bỏ chương tŕnh hạt nhân của Triều Tiên. Trả lời báo chí trước thềm hội nghị thượng đỉnh, ông Pompeo cho rằng, việc loại bỏ từ “thẩm tra” là một thiếu sót trong các thỏa thuận trước đây nhằm kiềm chế tham vọng hạt nhân của Triều Tiên. Ông cho biết, Mỹ sẽ đảm bảo việc thiết lập một hệ thống đầy đủ để thẩm tra chương tŕnh hạt nhân của Triều Tiên.
Hăng thông tấn Triều Tiên KCNA ngày 11/6 đưa tin, ông Kim và ông Trump sẽ thảo luận về các cơ chế đảm bảo ḥa b́nh bền vững và vĩnh viễn trên bán đảo Triều Tiên cùng việc phi hạt nhân hóa bán đảo và một số vấn đề hai bên cùng quan tâm. Ông Trump gọi đây là thời điểm quyết định cho ḥa b́nh. Theo South China Morning Post, Triều Tiên cam kết sẽ đưa vấn đề ḥa b́nh và phi hạt nhân hóa lên bàn đàm phán với ông Trump.
Hôm qua, các trợ lư của ông Kim và ông Trump tranh luận gay gắt về việc đưa hai thuật ngữ CVID và CVIG vào dự thảo thông cáo chung. CVID là viết tắt những chữ đầu của “complete, verifiable, irreversible denuclearization”, có nghĩa là “phi hạt nhân toàn diện, được thẩm định và không thể đảo ngược” mà phía Mỹ muốn đưa vào thông cáo chung.
Cụm từ này hàm nghĩa, nếu ông Kim thực sự nhất trí với việc từ bỏ hoàn toàn các chương tŕnh hạt nhân, ông Trump sẽ nới lỏng các lệnh trừng phạt và dọn đường cho Triều Tiên nhận đầu tư trực tiếp của nước ngoài. CVIG là viết tắt của “complete, verifiable, and irreversible guarantee”, có nghĩa là “đảm bảo toàn diện, được thẩm định và không thể đảo ngược”. Phía Triều Tiên mong muốn đưa cụm từ này vào thông cáo chung nhằm được đảm bảo về chế độ.
Vai tṛ của Trung Quốc sau thượng đỉnh
Giới quan sát nhận định, việc Trung Quốc cử máy bay hộ tống ông Kim khi bay qua không phận nước này không chỉ là đảm bảo an ninh cho ông Kim mà c̣n nói lên thông điệp rằng, Trung Quốc là nước hậu thuẫn mạnh mẽ nhất cho Triều Tiên. Theo các nhà phân tích Trung Quốc, nước này có thể đóng vai tṛ người đảm bảo và nhà ḥa giải lớn sau cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều, giúp cả hai bên nhanh chóng xúc tiến các thỏa thuận đă đạt được. Trung Quốc không chỉ đóng vai tṛ trong việc xúc tiến quá tŕnh phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên như những ǵ Washington đang t́m kiếm mà c̣n đảm bảo những ǵ mà ông Kim mong muốn: sự an toàn của chế độ.
Các nhà phân tích c̣n cho rằng, Bắc Kinh có thể đóng vai tṛ lớn hơn sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều khi ông Trump hy vọng rất nhiều vào việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Thỏa thuận này có thể được tiếp tục đàm phán sau thượng đỉnh, một cam kết dẫn tới mục tiêu cuối cùng là gỡ bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Và trong trường hợp này, vai tṛ của Bắc Kinh là rất quan trọng trong việc làm thế nào để giúp hai bên thực thi thỏa thuận đó.
VietBF © sưu tầm