Nếu ai sở hữu một máy in 3-D, họ đều có thể chế tạo súng/. Hiện tại, Mỹ đang tranh căi việc giành quyền phổ biến trên Internet kỹ thuật in bằng máy in 3-D loại súng bắn được để bất kỳ ai.
Cody Wilson, một sinh viên luật người Mỹ ở Texas, cho biết anh đă chế tạo thành công một khẩu súng từ máy in 3D và gọi nó là the Liberator. Súng bằng nhựa cứng, không thể truy nguyên gốc gác, không cần đăng kư v́ đâu có số sê ri, tức một loại vũ khí đáng sợ nếu nằm trong tay kẻ ác dù chỉ bắn được một viên đạn rồi hỏng. Wilson bèn viết tường tận chỉ dẫn cách chế tạo khẩu súng này rồi đưa lên trang web của anh ta tên là Defense Distributed. Ngay lập tức có hơn 100.000 lượt tải bản vẽ chi tiết này về. Vài ngày sau đó Bộ Ngoại giao Mỹ buộc Wilson gỡ bài này xuống nếu không sẽ bị truy tố với khả năng bị giam tù và phạt nặng cả triệu đô la. Bộ này sử dụng một điều luật ít ai biết về xuất khẩu vũ khí, khí tài quân sự nhạy cảm ra nước ngoài để làm cơ sở pháp lư.
Đó là vào tháng 5-2013. Đến năm 2015 Cody Wilson kiện lại Bộ Ngoại giao Mỹ, cho rằng nỗ lực cấm anh ta xuất bản hướng dẫn làm súng lên mạng đă “vi phạm quyền tự do ngôn luận” của anh ta!
Thử nghĩ mà xem, bọn trẻ ṭ ṃ có thể lên mạng, tải hướng dẫn của Wilson về rồi vào thư viện công cộng nơi đă trang bị máy in 3-D là hoàn toàn có thể làm ra khẩu súng bắn được. Kẻ xấu, mua súng lậu có thể gặp khó, nay cứ tải hướng dẫn về để in vài ba khẩu súng rồi đi phạm tội. Máy in 3-D nay đă khá phổ biến, giá chỉ chừng 1.000 đô la, được dùng để in đồ vật bằng nhựa, kim loại hay gốm bằng cách phun từng lớp mỏng từ từ h́nh thành nên đồ vật muốn in. Sau khi phạm tội bằng súng 3-D, thủ phạm có thể nấu chảy nhựa thành một vật khác, không c̣n để lại dấu vết ǵ. Súng nhựa 3-D lại khó phát hiện, có thể đem qua máy ḍ kim loại ở sân bay hay khu vực an ninh.
Thế nhưng khi xem xét vụ kiện của Cody Wilson, người ta lại chú ư đến chuyện quyền tự do ngôn luận của anh ta có thật sự bị xâm phạm hay không. Chẳng hạn, có người lập luận nếu Wilson xuất bản hướng dẫn in súng ở một trang web mà chỉ dân Mỹ mới vào đọc được, thế là điều luật của Bộ Ngoại giao Mỹ sử dụng sẽ bị vô hiệu hóa. Bản thân Wilson lập luận không phải anh ta muốn thực hiện quyền sở hữu súng mà chỉ muốn nhấn mạnh quan điểm chính phủ không nên kiểm soát thông tin về công nghệ mới, dù đó là công nghệ chế tạo súng!
Vụ kiện giậm chân tại chỗ một thời gian dài cho đến tháng 6-2018, bất ngờ thay Chính phủ Mỹ đồng ư rút lại lệnh cấm, tức để Wilson muốn đăng tải ǵ th́ cứ đăng tải. Theo một bản thỏa thuận giữa Chính phủ Mỹ và Cody Wilson mà báo New York Times có được, “hướng dẫn in 3-D được phép giới thiệu ra công chúng dưới bất kỳ h́nh thức nào”. Chưa hết, Chính phủ Mỹ c̣n đồng ư bồi hoàn cho Wilson 40.000 đô la phí tổn thuê mướn luật sư. Sự đầu hàng của bên đi kiện, tức Chính phủ Mỹ, mặc dù đă thắng một số bước ở ṭa sơ thẩm làm mọi người ngạc nhiên. Nhiều báo đi xa hơn khi cho rằng mối quan hệ thắm thiết giữa chính quyền Donald Trump và giới ủng hộ quyền sở hữu súng là lư do đằng sau sự nhượng bộ khó hiểu này. Thật ra chính ông Trump sau này đă quở trách Bộ Tư pháp tư vấn cho Bộ Ngoại giao dàn xếp với Wilson mà không cho ông biết.
Theo lịch tŕnh được định trước, Cody Wilson dự tính đưa thông tin làm súng bằng máy in 3-D lên mạng Defense Distributed vào ngày 1-8-2018. Tập tin hướng dẫn có cả cách in súng AR-15, là loại súng được dùng trong nhiều vụ thảm sát gần đây.
Một số tổ chức, như Trung tâm Ngăn ngừa bạo lực súng, dựa vào Luật Tự do thông tin, đă gửi yêu cầu đ̣i cung cấp bất kỳ tài liệu nào liên quan đến lư do v́ sao Chính phủ Mỹ đồng ư dàn xếp với Wilson, xem thử các hiệp hội như Hiệp hội Súng quốc gia hay Quỹ Súng thể thao quốc gia có đứng đằng sau quyết định này.
Đến đây mọi việc trở nên kỳ lạ v́ suốt tuần qua, nước Mỹ bàn tán vụ này nhưng không làm rơ yếu tố gây hại cho xă hội của việc xuất bản thông tin chế tạo súng bằng máy in 3-D; mọi người nhảy vào bàn về yếu tố pháp lư, nhất là quyền tự do ngôn luận được bảo vệ bởi Tu chính án số 1. Trong khi đó, luật pháp Mỹ đă quy định rơ súng in bằng máy in 3-D là bất hợp pháp theo Đạo luật Vũ khí không thể phát hiện v́ máy ḍ kim loại không ḍ ra loại súng này. Cho dù hướng dẫn trên mạng không phải là bản thân khẩu súng nhưng v́ từ nó mà ra súng nên lẽ ra phải cấm nó theo lẽ tự nhiên.
Cũng may là trước ngày 1-8 một đêm, một thẩm phán liên bang tại Seattle ra lệnh tạm thời cấm Wilson đưa thông tin lên mạng trong khi chờ một phán quyết mới vào ngày 10-8. Sau đó bộ trưởng tư pháp của 8 bang và District of Columbia (sau vài ngày thêm 11 bang khác) cùng nhau nộp đơn kiện Chính phủ Mỹ buộc Chính phủ Mỹ phải đảo ngược quyết định và cấm phổ biến cách thức chế tạo súng từ máy in 3-D. Cuộc chiến v́ an toàn công cộng đối chọi với quyền tự do ngôn luận đang tiếp diễn, chưa biết phần thắng cuối cùng thuộc về phe nào.
VietBF © Sưu tầm