Vừa qua người đứng đầu Bộ Nội vụ Mỹ đă tuyên bố gây sốc. Đó là dùng lực lượng hải quân để ngăn chặn tàu chở dầu của Nga đến các thị trường Trung Đông. Ngay lập tức Nga cảnh báo, việc phong toả hải quân của Mỹ theo đề xuất của Bộ trưởng Nội vụ nước này sẽ là một lời tuyên chiến theo thông lệ quốc tế.
“Nếu Mỹ phong toả sẽ là một lời tuyên chiến chiểu theo luật pháp quốc tế” - RT dẫn lời Chủ tịch Uỷ ban Chính sách Thông tin Thượng viện Aleksey Pushkov b́nh luận hôm 30.10 về báo cáo của Bộ trưởng Nội vụ Mỹ Ryan Zinke rằng Mỹ có thể dùng lực lượng hải quân để ngăn chặn tàu chở dầu của Nga đến các thị trường Trung Đông.
Ông Pushkov cũng phản bác tuyên bố của ông Zinke rằng việc mở rộng thương mại là lư do thực sự đằng sau sự can thiệp của Nga vào Syria, gọi đây là “điều hoàn toàn vô nghĩa”.
“Ư tưởng rằng Nga có khả năng cung cấp năng lượng cho Trung Đông theo nghĩa đen là bán dầu, là hoàn toàn không thực tế. Thật vậy, Nga không cung cấp bất kỳ năng lượng nào cho khu vực vốn là một nhà xuất khẩu dầu lớn trên thế giới, và chưa bao giờ công bố kế hoạch như vậy.
“Ngoài việc đây là một tuyên bố ngu ngốc, nó c̣n là một mối đe doạ, mà nếu trở thành hiện thực, sẽ là lời tuyên chiến” - Thượng nghị sĩ Pushkov nói.
Ông Pushkov khuyên ông Zinke rằng trong một số trường hợp nên “ngậm miệng nhai kẹo cao su thay v́ phát ngôn điều ǵ đó”.
Theo Bộ trưởng Nội vụ Zinke, nền kinh tế của Nga dựa vào việc bán dầu thô và tham gia vào các cuộc xung đột như ở Syria để t́m cách bán hydrocarbon ở đó. Ông Zinke cho rằng Nga vào Syria mà không có sự chấp thuận của Damascus và dưới cái cớ chống khủng bố.
Trong khi đó, Nga khẳng định rằng, không như Mỹ hiện diện bất hợp pháp ở Syria, Nga được chính phủ Syria đề nghị hợp tác để chống khủng bố. Bản thân chính quyền Damascus cũng cáo buộc Washington cung cấp tài chính, vũ khí và huấn luyện các phần tử cực đoan chống lại quân đội chính phủ Syria.
“Nỗ lực gây áp lực lên Nga sẽ không đưa đến bất kỳ kết thúc tốt đẹp nào, không chừng sẽ dẫn đến bê bối lớn và Mỹ nên hiểu điều đó” - nghị sĩ Franz Klintsevich, thành viên Uỷ ban An ninh Quốc pḥng Thượng viện Nga nói với báo giới.
Mỹ dường như khó chịu với thương mại quốc tế của Nga. Chính quyền Tổng thống Donald Trump t́m cách thay thế Nga làm nhà xuất khẩu khí đốt cho Châu Âu bằng cách thúc đẩy xuất khẩu khí tự nhiên hoá lỏng của ḿnh, mặc dù khí đốt của Nga là lựa chọn rẻ hơn cho Châu Âu.
Giới chức Mỹ, kể cả ông Donald Trump, nhiều lần ép Đức rút khỏi dự án Ḍng chảy phương Bắc 2 “không phù hợp” - đường ống được xây dựng để tăng gấp đôi khả năng vận chuyển khí đốt tự nhiên của Nga lên 110 tỉ mét khối. Trong khi Nga nhiều lần tuyên bố đây là dự án hoàn toàn về kinh tế, song ông Donald Trump cho rằng Đức bị Nga “cầm tù”