Vietbf.com - Đất nước Qatar giàu có nhất thế giới, khiến người dân sống trong nhung lụa từ nhỏ nên không làm ǵ, khiến họ thiếu kĩ năng, tŕnh độ và bằng cấp, đă làm họ khó cạnh tranh trên thị trường lao động, và dẫn đến tŕnh trạng những người giàu có nhất thế giới như dân Qatar luôn cảm thấy thiệt tḥi so với rất nhiều người..
Qatar là một đất nước giàu có nằm trên bán đảo Ả Rập, từ lâu đây đă là thiên đường mơ ước của biết bao người bởi tất cả mọi công dân ở nơi này được sống sung sướng ngay từ khi mới sinh ra.
Người dân của quốc gia giàu có và nhàn hạ nhất thế giới này được chính phủ tài trợ toàn bộ tiền học phí, chi phí điện nước, khám bệnh miễn phí và đặc biệt là không phải nộp thuế cho chính phủ.
Qatar là một quốc gia tại Trung Đông, nằm trên bán đảo nhỏ Qatar thuộc phía đông bắc của Ả Rập.
Nhỏ bé về diện tích, ít ỏi về dân số nhưng Qatar hiện là đất nước có thu nhập b́nh quân đầu người cao nhất thế giới.
Thậm chí họ cũng không cần phải đi làm, cứ nằm ở nhà nhưng vẫn có cuộc sống thoải mái v́ tiền trợ cấp hàng tháng dành cho người thất nghiệp vẫn c̣n dư dả cho một cuộc sống sung túc.
Và chính phủ cũng không bắt họ đi làm nếu họ cho rằng "không t́m được công việc thích hợp".
Người dân nước này chưa bao giờ phải lo lắng về việc làm thế nào để kiếm sống. V́ thế, mà công dân ở đây không cần thiết phải làm việc.
Cuộc sống xa hoa bậc nhất muốn ǵ được đó vẫn chưa làm hài ḷng những người giàu từ trong trứng nước này. Họ vẫn cảm thấy c̣n thiệt tḥi so với rất nhiều người.
Hiện trong 2,2 triệu dân Qatar th́ có đến 80% công dân là người nhập cư từ Ấn Độ, Nepal, Philippines... C̣n lại 20% công dân bản địa gốc Ả Rập được hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi nhất lại phàn nàn rằng họ là nhóm thiểu số bị đối xử bất công trong xă hội.
Sống trong nhung lụa nhưng họ vẫn cảm thấy thiệt tḥi so với rất nhiều người.
"Người nước ngoài luôn được ưu tiên hơn", Ali Khaled, một sinh viên 23 tuổi được chính phủ cho tiền đi du học ở Anh phát biểu."Tôi làm ở đó ba năm rồi mà vẫn chẳng giỏi việc. Tôi toàn ngồi uống trà và đọc báo ở đó thôi", Ali tâm sự.
Nhiều người Qatar cho rằng những công việc có thu nhập tốt nhất trong các lĩnh vực như tài chính, truyền thông báo chí và những ngành công nghiệp quan trọng đều rơi vào tay người nước ngoài.
Một nhân viên bán hàng nhập cư người Lebanon giới thiệu xe cho khách hàng Qatar.
Ahmed J. Abdul-Rahman Abdul-Malik, một người dẫn chương tŕnh thời sự, cảm thấy tức giận v́ không được đài truyền h́nh Al Jazeera tuyển dụng.
"vừa gặp bạn bè tối qua. Chúng tôi nói đùa, cả lũ bây giờ, toàn kẻ thất nghiệp", Abdul-Malik vừa nói vừa với tay mở cửa chiếc xe hơi đời mới.
Người lao động nhập cư Qatar
Cô Moza al-Malki trước kia làm nghề trị liệu tâm lư nhưng hiện đang thất nghiệp sau khi công ty thuê một nữ quản lư người Ấn Độ thay vị trí của cô.
Trong thời gian ở nhà, thú vui của Moza al-Malki là đi mua sắm và cô luôn mang theo nữ giúp việc người Philippines để xách hộ đồ.
đa số việc làm lương cao đều rơi vào tay người nhập cư.
Mohammed Saffarini, một người Ả Rập giữ chức giám đốc nghiên cứu tại Công viên Công nghệ và Khoa học Qatar, cho rằng nguyên nhân dẫn đến t́nh trạng này là do "dân Qatar quá nhàn hạ", v́ từ nhỏ đă không làm ǵ nên họ thiếu kĩ năng, tŕnh độ và bằng cấp nên khó cạnh tranh trên thị trường lao động.
Khả năng làm việc của người Qatar rất yếu v́ họ đă quen với cuộc sống nhàn hạ.
Tuy được trọng dụng nhưng người nước ngoài vẫn cảm thấy bất măn khi làm việc ở đất nước này. Lí giải cho điều này, tiến sĩ Momtaz Wassef - một giám đốc nghiên cứu đến từ Mỹ, đang làm việc tại Qatar, cho biết là do họ không thể chịu được sự "nguy hiểm" của người dân bản địa.
"Họ (dân Qatar) không bao giờ chịu thừa nhận ḿnh sai. Họ luôn mồm nói họ là những người giỏi nhất trên thế giới", người này chia sẻ sự bức xúc và cho biết ông cũng đang chuẩn bị xách vali về quê.