VBF-H́nh ảnh con cá voi khổng lồ trôi dạt vào bờ biển của Philippines khiến ai cũng phải choáng váng. Thế nhưng thứ đáng sợ hơn lại chính là những thứ mà từ trong miệng con cá voi này thải ra. Tuy nhiên đây thực ra chỉ là 1 tác phẩm nghệ thuật mang tính chất tuyên truyền với Xh về ư thức bảo vệ môi trường...H́nh ảnh về một con cá voi nằm chết với hàng tấn rác thải trôi ra từ miệng trên một băi biển ở tỉnh Cavite, phía Nam vịnh Manila (Philippines) đă làm mạng xă hội nước này một phen "dậy sóng".
Nhưng trên thực tế đây không phải là một con cá voi bằng da bằng thịt mà chỉ là mô h́nh nghệ thuật do Greenpeace – một tổ chức môi trường tại Philippines – dựng nên nhằm mục đích nâng cao nhận thức của cộng đồng về những tác động của nhựa nói riêng và những rác thải, chất thải nói chung đối với môi trường biển.
"Mô h́nh cá voi này được dựng nên hoàn toàn từ nhựa phế thải.
Đây là một tác phẩm nghệ thuật sắp đặt được chúng tôi làm ra với hy vọng lan truyền và nâng cao nhận thức của mọi người về ảnh hưởng của các rác thải nhựa đến môi trường biển, đến cuộc sống của các loài hoang dă và đến cả chúng ta", ông Yeb Sano, giám đốc điều hành của Greenpeace nói trên Facebook.
Không chỉ là Giám đốc điều hành của Greenpeace, là thành viên của Ủy ban về Biến đổi khí hậu Philippines, trước khi từ chức khỏi vị trí này vào năm 2015, ông Yeb Sano đă kêu gọi chính phủ và các tổ chức, cá nhân thuộc khu vực Đông Nam Á chung tay giải quyết vấn nạn về rác thải nhựa.
"H́nh ảnh con cá voi chết này mô tả một cách chính xác và thực tế những ǵ đang diễn ra với môi trường của chúng ta, đồng thời thức tỉnh mọi người về những tác động của rác thải nhựa lên hệ sinh thái biển và lên đời sống của nhân loại.
Chúng tôi muốn kêu gọi chính phủ các nước ASEAN giải quyết cuộc khủng hoảng nghiêm trọng này, mỗi chúng ta nên là một phần, nên chịu trách nhiệm một phần về sự ô nhiễm này", ông Yev Sano nói.
Thực chất đây là một tác phẩm nghệ thuật sắp đặt được chúng tôi làm ra với hy vọng lan truyền và nâng cao nhận thức của mọi người về ảnh hưởng của các rác thải nhựa đến môi trường biển
Ở Philippines, Đạo luật Cộng đồng 9003 và Đạo luật Quản lư chất thải rắn sinh thái năm 2000 đă đưa ra một khung quy định về quản lư chất thải rắn, trong đó bao gồm cả việc tái chế nhựa và chất dẻo.
Tuy nhiên các lệnh cấm về chất dẻo tại hầu hết các tỉnh thành của quốc gia này vẫn chưa được thực hiện do vẫn đang chờ phê duyệt.
Chỉ có ở một số thành phố như Quezon, Mandaluyong và Makati, chính quyền đă cho thông qua một số lệnh cấm về chất thải dẻo sau khi các kết quả báo cáo khảo sát thực tế cho thấy các chất thải nhựa đă khiến hệ thống thoát nước tại những thành phố này bị tắc nghẽn.
|