Hoa Kỳ ra phúc tŕnh nói Việt Nam có tiến bộ về tự do tôn giáo và không đưa Hà Nội vào danh sách Các nước gây quan ngại đặc biệt (CPC) thường niên 2012.
Trung Quốc, Bắc Hàn và Ảrập Saudi vẫn bị Hoa Kỳ giữ trong danh sách này.
Phúc tŕnh về Tự do Tôn giáo Quốc tế là khảo sát của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đối với gần 200 nước, được ra lần đầu tiên cách đây 15 năm .
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry, được dẫn lời nói “Báo cáo này là thước đo rơ ràng và khách quan về thực trạng tự do tôn giáo trên toàn thế giới."
"Và khi cần thiết, báo cáo này có thể nêu tên một số nước bạn của Hoa Kỳ; cũng như một số quốc gia mà chúng tôi đang t́m cách tăng cường quan hệ mạnh hơn."
"Khi cần thiết, báo cáo này có thể nêu tên một số nước bạn của Hoa Kỳ; cũng như một số quốc gia mà chúng tôi đang t́m cách tăng cường quan hệ mạnh hơn"
John Kerry, Ngoại trưởng Hoa Kỳ
Đại sứ chuyên trách về chủ đề tự do tôn giáo Sausan Johnson Cook được dẫn lời cho biết có tiến bộ tại Việt Nam nơi chính phủ đă bắt đầu cho phép các cuộc tụ họp tôn giáo lớn với số 100.000 người trở lên.
Tuy nhiên một dân biểu của Đảng Cộng ḥa nói Hoa Kỳ đáng ra phải đánh giá Việt Nam nghiêm khắc hơn.
Dân biểu Ed Royce, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ, cho biết "Việt Nam vẫn đàn áp tự do tôn giáo."
Trong một tuyên bố đưa ra ngay sau khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ra báo cáo này, ông nói "Chính phủ Cộng sản Việt Nam không cho người dân được hưởng các quyền tự do cơ bản nhất."
Ông Royce đă đưa ra dự luật kêu gọi Bộ Ngoại giao khôi phục lại t́nh trạng bất lợi cho Việt Nam một lần nữa bằng cách tái liệt kê Hà Nội vào danh sách quốc gia cần quan ngại đặc biệt.
Phúc tŕnh của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói Trung Quốc có chiến dịch qui mô trấn áp tự do tôn giáo bằng việc giam giữ, theo dơi và các kỹ thuật đàn áp khác.
Và báo cáo cho biết trong năm 2012 Bắc Hàn "xử lư mạnh tay với tất cả các đối tượng đối lập” và không khuyến khích các hoạt động tôn giáo có tổ chức.
'Quan ngại tầm chiến lược'
Chính khách Hoa Kỳ đă có các cuộc tiếp xúc với giới bất đồng chính kiến tại Việt Nam.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry cho biết chính phủ các nước đàn áp tôn giáo không chỉ gây bất ổn cho chính họ mà c̣n tạo rủi ro cho các nước khác.
Tấn công tự do tôn giáo là "quan ngại cả về đạo đức lẫn an ninh quốc gia tầm chiến lược đối với Hoa Kỳ,” ông Kerry nói.
Vào tháng Ba năm nay, chính quyền ông Obama đă bày tỏ quan ngại về t́nh trạng "sa sút" của Việt Nam về nhân quyền và khẳng định rằng việc tiến tới tự do cá nhân là "nội dung then chốt" trong chính sách của Hoa Kỳ tại Á châu.
Năm 2012, không hài ḷng về việc Việt Nam không cải thiện t́nh h́nh nhân quyền, Hoa Kỳ đă hoăn cuộc đối thoại nhân quyền thường niên.
"Các bản án này phần nào cho thấy một xu hướng đáng lo ngại là nhà chức trách Việt Nam sử dụng các tội danh trong các luật về an ninh quốc gia để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ v́ họ bày tỏ quan điểm một cách ôn hoà"
Thông cáo của Mỹ về vụ xử tù hai sinh viên
Tổ chức Human Rights Watch tiếp tục đánh giá Việt Nam có nhiều vi phạm "thô bạo" và "nghiêm trọng" về nhân quyền, trong đó nhấn mạnh việc chính quyền tiếp tục "đàn áp, bắt bớ có hệ thống" các nhà hoạt động ủng hộ nhân quyền, tự do tôn giáo, tín ngưỡng, các bloggers, cũng như giới bất đồng chính kiến ôn ḥa.
Gần đây, sau vụ kết án nặng với blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải) và bloggers khác cùng vụ án, chính quyền cũng bị chỉ trích là "nhắm mục tiêu" vào nhà hoạt động v́ nhân quyền, luật sư Lê Quốc Quân thông qua việc bắt bớ đối với bản thân ông và một số người thân trong gia đ́nh.
Vào ngày 17/05, Đại sứ Quán Hoa Kỳ tại Hà Nội ra Bấm thông cáo bày tỏ “quan ngại về việc một toà án Việt Nam đă kết án Đinh Nguyên Kha 8 năm tù giam và Nguyễn Phương Uyên 6 năm tù giam với các tội danh chống chính quyền”.
“Các bản án này phần nào cho thấy một xu hướng đáng lo ngại là các nhà chức trách Việt Nam sử dụng các tội danh trong các luật về an ninh quốc gia để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ v́ họ bày tỏ quan điểm một cách ôn hoà.
Bấm Bản thông cáo cũng “kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho những tù nhân lương tâm và cho phép tất cả người dân Việt Nam được bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hoà”.
BBC