Thật không thể tin lỗ hổng quá lớn của cảnh sát Bỉ đă sơ xuất cả một vụ nổ lớn ở hai nơi sân bay và nhà ga. Khó có thể tin nổi cảnh sát, t́nh báo lại có thể "lơ là" đến thế. Cùng vietbf.com khám phá thêm.
Loạt tấn công khủng bố tại Brussels (Bỉ) làm rúng động thế giới cho thấy lỗ hổng an ninh cũng như kẽ hở trong hoạt động t́nh báo của Bỉ nói riêng và của châu Âu nói chung.
Ảnh chụp từ CCTV hiển thị hai nghi phạm Khalid và Brahim el-Bakraoui. Ảnh: Reuters
Chia sẻ thông tin t́nh báo
Kể từ sau vụ khủng bố 13/11/2015 tại Paris (Pháp), cảnh sát Bỉ phối hợp chặt chẽ với cảnh sát Pháp và cơ quan cảnh sát châu Âu (Europol) tiến hành hàng trăm vụ truy lùng gắt gao tại Brussels mà kết quả là bắt được nghi can đầu sỏ Salah Abdeslam. Kết quả này khiến các cơ quan chống khủng bố cảm thấy nhẹ nhơm như đă tháo được một nút thắt cho các cuộc điều tra.
Thế nhưng, chỉ vài ngày sau đó, các vụ khủng bố liên hoàn tại Sân bay quốc tế Zaventem và ga tàu điện ngầm Maelbeek tại trung tâm Brussels làm 34 người thiệt mạng, 250 người bị thương khiến giới chức chống khủng bố của Bỉ nói riêng và châu Âu nói chung không khỏi bàng hoàng. Điều này cho thấy sự suy giảm hiệu quả của hoạt động t́nh báo.
Giám đốc Cơ quan luật pháp châu Âu Rob Wainwright nói rằng, Hội đồng lập pháp châu Âu đă xem xét khả năng mở rộng diện chia sẻ thông tin thu thập về các phần tử thánh chiến giữa các cơ quan t́nh báo để ngăn ngừa tốt hơn những vụ khủng bố có thể xảy ra trong tương lai. “Chúng tôi chắc chắn rằng đă có khoảng 2.000 cái tên trong hệ thống. Nếu việc chia sẻ diễn ra, sẽ có ít nhất 5.000 cái tên của những đối tượng từng tới Syria hay Iraq”, ông Wainwright nói.
Ozzie Nelson, chuyên gia về vấn đề an ninh nội địa và chống khủng bố thuộc trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) cho biết: “Vấn đề đáng kể nằm ở sự chia sẻ thông tin t́nh báo, không chỉ nội bộ nước Bỉ mà c̣n cả giữa các đối tác EU. Điều đó sẽ khiến châu Âu trở thành một đối tượng dễ bị tổn thương chừng nào các mối đe dọa vẫn c̣n tồn tại. Và tất nhiên là mối đe dọa này sẽ c̣n tiếp diễn trong nhiều năm nữa”.
Kẽ hở tự do đi lại
Bên cạnh kẽ hở t́nh báo, dư luận cũng tập trung vào việc kiểm soát biên giới nội khối châu Âu hay không gian Schengen. Từ sau vụ khủng bố ở Paris, nhiều người cho rằng, chính sách tự do đi lại đă giúp cho Abdelhamid Abaaoud, Salah Abdeslam và các đồng phạm đi lại giữa Pháp và Bỉ để thực hiện các cuộc tấn công khủng bố.
Bên cạnh đó, ḍng người nhập cư từ Trung Đông và châu Phi vẫn tiếp tục tràn vào châu Âu mà không cơ quan chức năng nào có thể kiểm soát được đâu là người nhập cư chạy trốn chiến tranh và đói nghèo thực sự, đâu là những kẻ khủng bố, thành viên của IS.
Ngay trong dư luận châu Âu đă có nhiều tiếng nói yêu cầu đóng cửa các đường biên giới, hủy bỏ Hiệp định đi lại tự do Schengen, trục xuất người tị nạn… Cựu lănh đạo đảng Bảo thủ Anh Michael Howard nói rằng, châu Âu đang hành động không khác ǵ tín hiệu chào đón đối với khủng bố: “Thỏa thuận tự do đi lại Schengen không khác ǵ treo biển chào đón khủng bố đến với châu Âu”.
Trong khi đó, Cựu nghị sỹ Anh George Galloway cũng cho rằng: “Các vụ tấn công ở Paris hay Brussels không phải là những cuộc tấn công của sói đơn độc mà là của những kẻ có khả năng quân sự đang tồn tại ngay giữa ḷng châu Âu. Chúng đang tận dụng chính sách tự do đi lại của châu Âu. Lẽ ra châu Âu cần phải hủy bỏ Schengen ngay từ sau khi IS tấn công Paris”.
Thủ tướng Italia Matteo Renzi đă kêu gọi EU cần có một lực lượng và chính sách an ninh chung nhằm đảm bảo an ninh cho châu Âu trong tương lai. Ông Renzi cho rằng, EU đă tranh căi về một chính sách an ninh chung kể từ năm 1954 đến nay nhưng vẫn chưa ngă ngũ, trong khi các cuộc tấn công ngày 22/3 lại làm dấy lên vấn đề này.
Đánh bom vào Brussels cũng chính là tấn công vào “trái tim” châu Âu. Do vậy, ngay thời điểm này, EU cần phải thiết lập một lực lượng và chính sách an ninh chung, trong đó an ninh các nước cùng nhau phối hợp hoạt động, cùng hợp tác kiên định, kịp thời và liên tục hơn.
Cảnh sát Bỉ… biết mặt hai nghi phạm đánh bom Brussels
Hai nghi phạm thực hiện vụ đánh bom tự sát ở Sân bay quốc tế Zaventem, Thủ đô Brussels là hai anh em Khalid và Brahim el-Bakraoui. Đài Truyền h́nh RTBF c̣n cho biết, hai tên này từng có tiền án, tiền sự và cảnh sát đều “biết mặt”; Song không bị cảnh sát liệt vào danh sách các phần tử có quan hệ với khủng bố. Tờ La Derniere Heure cho hay, Brahim el-Bakraoui đă phải lẩn trốn do tham gia vào các hoạt động phạm tội khác.
Ảnh chụp từ camera an ninh cho thấy cả ba nghi phạm cùng đẩy xe hành lư vào trong sân bay. Tay trái của hai anh em el-Bakraoui đeo găng màu đen, có thể đă giấu thiết bị để kích nổ bom tự sát. Đến chiều qua, nghi can thứ ba Najim Laachraoui, 25 tuổi vẫn đang bị truy nă ráo riết.
Các công tố viên cũng cho biết, đă phát hiện DNA của Laachraoui tại những căn hộ mà những kẻ tấn công khủng bố ở Paris (Pháp) hồi năm ngoái sử dụng. Laachraoui từng tới Hungary hồi tháng 9/2015 với Abdeslam - nghi can đầu sỏ trong vụ tấn công đẫm máu tại Paris ngày 13/11/2015, tên này bị bắt ngày 18/3 vừa qua.Bỉ tuyên bố 3 ngày quốc tang và dành một phút mặc niệm vào 11h ngày 23/3.
An ninh tại Bỉ đang trong t́nh trạng cảnh báo cao nhất. Cùng với đó, nhiều quốc gia châu Âu và châu Mỹ cũng tăng cường thắt chặt an ninh.
Hương Mai
Thùy Linh