Vụ việc xảy ra ở Bồ Đào Nha cách đây đă 20 năm và đă được xét xử ở hai cấp nhưng bên nguyên vẫn chưa hài ḷng nên Ṭa án nhân quyền châu Âu mới bị buộc phải vào cuộc. Ṭa này cao cấp và quyền uy thật đấy, nhưng không v́ thế mà dễ xử vụ việc.
Cách đây 20 năm, người phụ nữ, trong hồ sơ chỉ ghi tên là A., 50 tuổi ở Bồ Đào Nha đi khám và thực hiện phẫu thuật phụ khoa. Bác sỹ phẫu thuật quả quyết ca phẫu thuật rất thành công, nhưng bà A. lại không nghĩ vậy mà cho rằng ca phẫu thuật đă làm ḿnh mất hết cảm hứng t́nh dục, v́ thế cuộc sống riêng tư trở nên tồi tệ và đổ vỡ, vợ chồng ly hôn, tâm trạng trầm cảm và tuyệt vọng. Bà A. đă khởi kiện bệnh viện và ṭa sơ thẩm xử cho bà A. được bồi thường 172.000 Euro. Sau khi bệnh viện kháng án, ṭa phúc thẩm hạ mức bồi thường xuống c̣n 111.000 Euro. Bà A. không chịu và đưa kiện ra tận Ṭa án nhân quyền châu Âu, cáo buộc ṭa án ở Bồ Đào Nha phân biệt đối xử khi lập luận rằng ở thời điểm tiến hành phẫu thuật, bà A. đă 50 tuổi và đă có 2 con nên nhu cầu t́nh dục không c̣n lớn và sẽ càng ngày càng giảm. V́ thế, cái khó bây giờ đối với Ṭa án nhân quyền châu Âu là phải phán xử về việc người phụ nữ nói chung chứ không chỉ có mỗi bên nguyên là bà A. ở độ tuổi từ 50 tuổi trở đi có nhu cầu t́nh dục như trước nữa hay không và như thế cũng đồng thời c̣n phán xử về b́nh đẳng hay không b́nh đẳng quyền được có t́nh dục như nhau ở mọi cấp độ lứa tuổi của con người.
Trên thực tế, nhu cầu về t́nh dục của con người đúng là có phụ thuộc vào lứa tuổi. Nhưng nếu dùng luật hay phán xử của ṭa để quy định hay xác nhận tuổi càng cao nhu cầu t́nh dục càng giảm, thậm chí đến mức có thể bị người khác bất chấp th́ đúng lại là phân biệt đối xử mà phân biệt đối xử là vi phạm nhân quyền. Cho nên ṭa cấp cao này giờ khó xử là phải.
VietBF ©Sưu tập